Đừng cố gắng thay đổi

Cách nhanh nhất để thay đổi bản thân bạn là nhận thức được rằng không có cái bản thân nào ở đây để thay đổi cả.
 
Bạn không thể thay đổi chính mình, cho nên cũng đừng cố gắng làm gì. Mặc dù đó không phải là những chương trình tivi và những buổi nói chuyện Tự Lực thường khuyên bạn. Nhưng nói thiệt, kệ họ đi, họ hoàn toàn sai. Bạn không thể thay đổi. Như một người khát khô ở sa mạc kiệt quệ đi theo sau ảo ảnh, như một người béo đói nhìn vào một cái tủ lạnh trống lốc – không có gì ở đó cả. Cho nên đừng theo đuổi nó nữa. Làm việc khác đi.
 
Tại sao bạn không thể thay đổi chính mình? Vì toàn bộ cái ý tưởng về thay đổi là một kết cấu trừu tượng. Nó chỉ là một thứ bạn tự tạo dựng ra để làm bản thân cảm thấy tốt hơn (hay tệ đi).
 
Hôm qua, tôi đã không viết bài này. Nhưng hôm nay tôi viết. Vậy thì tôi có thay đổi không?
 
Câu trả lời có hay không đều đúng, tùy thuộc vào cách tôi định nghĩa thay đổi. Thực tế thì bạn luôn vừa thay đổi vừa chẳng bao giờ thay đổi, chỉ tùy thuộc vào cách bạn nhìn nhận nó thôi. Cái mà bạn quyết định là sự thay đổi hay không chỉ là một lằn ranh tưởng tượng trong đầu bạn.
 
Tôi có thể nói rằng “thay đổi bản thân” là có một tỷ đô la. Và tôi sẽ mãi ngồi đó tự dằn vặt mình đã không “thay đổi”. Cho nên, đó không phải là một định nghĩa hữu dụng của “thay đổi”.
 
Hoặc tôi có thể nói “thay đổi bản thân” đồng nghĩa với việc không thêm sốt cà chua vào phần khoai chiên của tôi. Nếu là trường hợp đó thì thay đổi quá dễ dàng rồi. Nhưng cái định nghĩa đó của tôi về thay đổi có nghĩa lý gì lớn lao không? Không hẳn nha.
 
THAY ĐỔI LÀ GÌ?
Có một số người liên tục phàn nàn ca cẩm với bác sĩ trị liệu và những người vợ cũ của họ là họ sắp “thay đổi” bản thân, họ hứa hẹn điều tưởng tượng và mộng ảo. Nếu họ từng sống cuộc sống đầy dối trá, và bây giờ họ không còn lừa dối nữa, thì họ có “thay đổi” chưa? Họ đã được “sửa chữa” vĩnh viễn về sau? Họ có nói dối nữa không? Và nếu họ có, thì chuyện đó có ý nghĩa không? Hãy nói cho chúng tôi biết với – hàng triệu bà vợ cũ giận dữ đang muốn được biết câu trả lời.
 
Chúng ta không biết sự đổi thay là gì vì chúng ta nào có biết mình là ai đâu? Nếu tôi thức dậy vào ngày mai và làm trái ngược hoàn toàn những điều tôi đã làm hôm nay, thì tôi có phải đã thay đổi? Hay là tôi chỉ đơn giản là cùng một người đó thôi nhưng quyết định thử một cái gì đó mới?
 
Và quan trọng là, đếch có ai quan tâm ha!
 
Tôi thì không rồi đó. Và bạn cũng đừng nên.
 
Vấn đề với việc sử dụng cụm từ “thay đổi” là nó mang danh tính của bạn lên bàn cân. Và với chuyện gì có dính dáng tới danh tính thì bạn sẽ hơi có sự gắn bó cảm tình với một vài điều tưởng tượng. Bạn giận dữ, bạn dằn vặt, và bạn đổ lỗi cho những người khác, rồi bạn quyết định là thật sự bạn chỉ là một cục c*t vô dụng tuyệt vọng trên cõi đời này.
 
Việc nói câu, “Tui sẽ đi tập gym hàng tuần nha.” khác hoàn toàn với câu, “Tui á, tui sẽ thay đổi và thành cái loại người mà tuần nào cũng đi tập gym nha.”
 
Câu đầu tiên thì đơn giản mộc mạc. Bạn muốn đi tập gym, nên bạn có thể hoặc không thể đi tập gym.
 
Nhưng câu thứ hai thì ngụ ý là, bạn đi tập gym, nên bạn phải hoàn toàn tái tạo lại bản thân mình. Và cái chuyện đó nâng mức sàn nỗ lực lên quá trời quá đất luôn. Nếu bạn thành công (Tiết lộ một bí mật hen: Bạn hổng có đâu), bạn sẽ có được cái cảm giác hân hoan trở thành “con người mới”, thứ cảm giác sẽ kéo dài cho tới lần bạn cảm thấy tệ hại tiếp theo và muốn “thay đổi” nữa. Còn nếu bạn thất bại, bạn sẽ trừng trị bản thân mình cho sự chây lười không tha thứ được đó.
 
redhair
 
Và đó là vấn đề của việc để danh tính dính dáng vào. Nếu bạn thất bại với cái gì đó thì bạn sẽ nghĩ, “Có lẽ tui chỉ chọc quê bản thân mình vậy thôi. Có lẽ tui không phải là mấy đứa đi tập gym đó. Có lẽ đó không phải là con người tui. Vậy tui nỗ lực làm gì?” Bởi vì bạn đã để những hành động trừu tượng đó đại diện cho con người bạn trên tổng thể, bạn xem như cái việc không nhấc đít lên để mặc quần yoga là một lời phán quyết về giá trị con người bạn.
 
Mặt khác, nếu bạn thành công, thì như mọi loại thuốc gây nghiện khác, bạn sẽ hơi hưng phấn và thoát khỏi cái nhận thức về bản thân tạm thời. Nhưng rồi cảm giác hưng phấn ấy không thật sự kéo dài lâu, và bạn lại phải tìm kiếm cái khái niệm khác về “thay đổi” để theo đuổi. Bạn rồi sẽ bị nghiện cái sự thay đổi tích cách đó như Eric Clapton nghiện cocaine hay Edgar Allan Poe nghiện rượu cho tới khi ổng hôn mê úp mặt vô cái hố.
 
Bật mí cho bạn nhé: không có thứ gọi là “đứa đi tập gym – gym person” hết. Chỉ có người đi tới gym tập thôi. Cũng vậy, không có thứ gọi là “người năng suất cao – productive person” hết. Chỉ có người làm việc năng suất cao tương đối thường xuyên thôi. Không có thứ gọi là “người đáng yêu – lovable person”. Chỉ có những người mà không phải là mấy đứa ích kỷ vl thôi.
 
SỰ VẬT SỰ VIỆC TRÊN CUỘC ĐỜI NÀY KHÔNG PHẢI LÚC NÀO CŨNG QUAY QUANH MẶT TRỜI LÀ BẠN (THỰC TẾ LÀ, RẤT HIẾM KHI)
Trong quyến sách The Subtle Art of Not Giving a Fuck – lược dịch: Nghệ thuật tinh tế của việc đếch quan tâm, tôi có nói về độ quan trọng của việc càng ít định nghĩa danh tính càng tốt. Vì khi làm gì mà có liên quan đến danh tính – khi chúng ta làm một số hành vi trải qua một số biến cố nào đó mà đại diện chúng ta như một cá thể – mọi thứ sẽ rất hỗn độn về mặt cảm xúc. Và khi mọi thứ trở nên hỗn độn về mặt cảm xúc, chúng ta sẽ làm vài thứ thiệt ngu.
 
 
 
Thay vào đó, nghĩ về cuộc đời bạn như là một chuỗi những hành động và quyết định. Nếu bạn như những người khác, thì phần lớn những quyết định và hành động đó thường dưới mức tối ưu. Và hầu hết chúng ta khi nói mình muốn “thay đổi” bản thân chỉ đơn giản là mình muốn thực hiện những hành động và quyết định tối ưu hơn mà thôi.
 
 
Đây là một hình dáng nhìn không rõ ràng giống như ai đó đang cố gắng tự tìm kiếm bản thân mình nhưng mà bị lạc lối giữa tấm drap trải giường của họ.
 
Đã nhiều năm rồi tôi ghét buổi sáng. Gần như suốt cuộc đời mình tôi đã dậy muộn. Việc đó gây cản trở ít nhiều cho tui. Tôi sẽ bị trì trệ trong công việc cả ngày. Rồi tôi sẽ phải thức tới hơn nửa đêm để làm việc. Rồi tôi sẽ thấy mỏi mệt và căng thẳng cả ngày tiếp theo. Cho nên tôi sẽ thức khuya hơn để theo kịp công việc vào đêm tiếp theo. Cứ như vậy cho đến cuối tuần thì tôi sẽ hoàn toàn kiệt sức. Để giải tỏa thì tôi sẽ đi ra ngoài chè chén tiệc tùng quá mức khiến tôi trở nên vô cùng bệ rạc vào tuần tiếp theo.
 
Tất nhiên bằng cách nào đó tôi vẫn duy trì được sự nghiệp của mình. Đừng hỏi tôi làm thế nào (câu trả lời là một lượng nhỏ rất lớn cà phê). Nhưng thay vì nhận ra là tôi làm việc cũng tương đối ổn mặc cho những thói quen xấu của mình, tôi tập trung vào mình. Tôi cho rằng đó là bản chất con người tôi. Tôi cho rằng đó là danh tính của tôi. Tôi nói, “De, tui là tui ngầu lồi nha. Kệ mẹ thức dậy sớm. Kệ mẹ việc đi ngủ ha. Tui là tui không cần mấy thứ đó ha. Nhìn con nè mẹ ơi, con có thể làm việc xuyên màn đêm!”
 
Và nó sẽ ổn khi bạn 22 tuổi. Nhưng bạn 32 rồi thì bỏ đi.
 
Lúc bước sang tuổi 30, tôi bắt đầu chật vật để duy trì năng suất làm việc. Và thay vì nhận ra những thói quen tệ hại của mình, tôi nói với bản thân là, “Quèo, tui không phải là dạng người thích dậy sớm.” “Ồ, tui không rành mấy cái hoạt động vào buổi sáng đó chút nào.” Cho dù tôi không nhận ra, nhưng việc đó đồng nghĩa với bỏ cuộc trước khi kịp bắt đầu. Những lần mà tôi cố gắng dậy sớm hoặc cố gắng tập thể dục sớm hoặc cố gắng ăn một bữa sáng khỏe mạnh, tôi sẽ chật vật và ngay lập tức tự nhủ, “Thấy chưa? Mấy thứ này không dành cho tui.”
 
Cuối cùng, tôi phải tự vượt qua chính mình, Tôi phải quyết định là, bạn biết đó, tôi không biết tôi là ai hay tôi làm cái gì, nhưng tôi biết về mặt lịch sử mặt khoa học mặt giai thoại điển tích, và thật ra ai không bị ngu cũng biết, là thức sớm và bắt đầu ngày mới với những hoạt động đơn giản nhẹ nhàng là một cách sống lành mạnh.
 
Và tôi đã làm được. Tôi vứt bỏ cái danh tính của mình khỏi việc đó và chỉ làm nó vì đó là một việc tốt đáng để làm. Bây giờ tôi dậy sớm. Và tôi thiền (một cách thường xuyên) và ăn cái gì đó xanh xanh và bổ dưỡng, và viết ra một đống thứ vui vui sớm nhất có thể.
 
Và chuyện đó có làm tôi thành “người thường dậy sớm – morning person”? Chuyện đó có làm tôi thành “người năng suất cao – productive person”? Ai biết? Ai quan tâm? Tôi thì không rồi. Và chuyện không quan tâm khiến tôi có khả năng thực hiện những việc đó.
 
Giữ cái “bản ngã” ra khỏi những quyết định, vì hầu hết thời gian, chuyện đó không về bản thân “bạn”. Chỉ cần hỏi mình là, “Chuyện này làm thì có tốt không?” Có? Vậy thì làm đi.
 
Chà bạn thất bại ư? Vậy thì chuyện đó vẫn còn đáng để làm chứ? Có? Vậy thì làm lần nữa. Và nếu, vào bất cứ lúc nào, bạn nghĩ là nó không đáng để làm nữa, thì đừng làm nữa.
 
Hết chuyện.
 
THAY ĐỔI HÀNH ĐỘNG CỦA BẠN, KHÔNG PHẢI BẢN THÂN BẠN
 
Urchin by Loui Jover. Jover creates his pen and ink drawings on vintage book paper because he believes that it adds to the fragility of the works, saying "the wind may blow them away at any moment." Also, juxtaposing the stark black lines with the intricate printed words offers "a strange fusion and depth that seems to give the images a kind of 'meaning' and back story, even though unconnected in a contrived way."
Hầu hết chúng ta cảm thấy bị mắc kẹt với một vài thói quen tại vì chúng ta có mối liên kết tình cảm với những thói quen xấu thiếu lành mạnh. Một người hút thuốc không chỉ đơn giản là hút thuốc. Họ có cả một cá tính xây dựng xung quanh chuyện hút thuốc. Nó làm thay đổi cuộc sống xã hội của họ, cách họ ăn uống và ngủ nghỉ, cách họ nhìn nhận bản thân và mọi người. Họ thành “người hút thuốc” với gia đình và bạn bè. Họ hình thành một liên kết gắn bó với thuốc lá như cách mà bạn và tôi gắn bó với vật nuôi hay món đồ chơi yêu thích.
 
Khi ai đó quyết định “thay đổi” bản thân họ và ngừng hút thuốc, thì thật ra họ đang cố gắng “thay đổi” danh tính của chính họ – tất cả những mối quan hệ, thói quen, và những lầm tưởng trong từng ấy năm làm một việc duy nhất. Khó trách được tại sao họ hay thất bại.
 
Bí quyết để cai thuốc lá hiệu quả (hoặc bất kỳ thói quen nào) là trước tiên phải nhận ra danh tính của bạn – cái hình ảnh trong tâm trí bạn mà bạn đã soạn thảo sẵn trong đầu mình đó và dán lên đó cái nhãn “tôi” – thật ra không hề tồn tại. Nó trừu tượng. Nó chỉ là một bình phong. Và bạn hoàn toàn có khả năng dựng lên nó hoặc phá vỡ nó tùy ý bạn. Bạn không phải là người hút thuốc. Bạn là người chọn để hút thuốc. Bạn không phải là cú đêm. Bạn là người chọn để hoạt động về đêm và ngủ vào ban ngày. Bạn không phải là hoạt động không có năng suất. Bạn chỉ chọn để làm những việc mà không thực sự hữu ích. Bạn không phải là người không đáng được yêu. Bạn chỉ đơn giản là lúc này đây, đang hơi thiếu thốn tình cảm.
 
Và thay đổi những hành động trên đơn giản chỉ là… thay đổi hành động của chính mình. Từng chút một. Đừng quan tâm nó là cái gì. Đừng quan tâm tới ảnh hưởng xã hội (Thực ra nghiên cứu đã chứng minh là chia sẻ mục tiêu của bạn với người khác thường mang lại kết quả không khả quan). Quên đi cả việc thổi phồng cái tôi của mình và việc Đức Giáo Hoàng nghĩ gì về bạn.
 
Vì ông ấy đếch quan tâm. Và phần lớn người ta cũng vậy. Và thật ra bạn cũng không nên bận tâm làm gì. Cá tính danh tính chỉ là thứ ảo tưởng mà bạn tự dựng lên và tự gắn bó với nó. Nó chỉ như là ảo giác về cái ốc đảo xanh tươi giữa sa mạc khô cằn. Một chai tương cà trong cái tủ lạnh trống hoác.
 
Và cách nhanh nhất để thay đổi bản thân bạn là nhận thức được rằng không có cái bản thân nào ở đây để thay đổi cả.