Nhớ lại hồi lớp 3 tôi đã viết vào vở mình câu nói, “rèn luyện tạo nên sự hoàn hảo”. Tôi đã viết câu này 25 lần; tôi nghĩ rằng tính tổng lại tôi đã tập viết không dưới một trăm nghìn câu tương tự như vậy trước khi chuỗi ngày viết sách của mình hoàn thành.
Nhiêu đó đáng lẽ ra đã là đủ để khiến khả năng viết lách của tôi trở thành hoàn hảo, nhưng không, vì một lý do rất đơn giản là chỉ có rèn luyện không là không đủ để tạo nên sự hoàn hảo. Rèn luyện chỉ là một cách – thậm chí còn là một cách thiếu hiệu quả – để đạt được một kĩ năng nào đó, hay là tạo sự hoàn hảo.
Còn kĩ năng là gì? Tất cả động vật đến với thế giới này với một loạt các hành động vốn hoàn toàn không phải là được học. Đâu có ai cần phải học cách hắt xì hay cách cười. Cứ thử hắt xì khi bạn không cảm thấy buồn xem, hay thử cười khi bạn không thấy có cảm xúc gì xem, và xem xem bạn thất bại như thế nào. Thống kê cho thấy 80% các hoạt động của con người là thuộc loại không cần học này.
20% còn lại chính là những gì quyết định vị trí của con người trong công việc và cuộc sống. Mặc dù nó chiếm chỉ không quá 1/5 các hành vi hàng ngày của anh ta, nó lại là phần quan trọng nhất khi một người muốn tăng năng suất cá nhân. Một phần năm này chính là các kĩ năng.
Con bướm đêm không học được cách tránh ngọn lửa khi đôi cánh của nó bị cháy xém một, hai, hay cả chục lần. Người bạn cũ của chúng ta, những con gián, không trở nên hoàn hảo thông qua luyện tập. Người ta đã phát hiện ra rằng chúng có thể được dạy những trò mà chúng có thể nhớ đến nửa tiếng, nhưng không nhiều hơn. Nhưng con người thì có thể sửa đổi các kĩ năng của họ, và trở nên thông thạo hơn.
Tỉ Lệ Làm – Nghỉ
Thật ra luyện tập có liên quan đến việc đạt được một kĩ năng nào đó, nhưng giá trị của nó lại phụ thuộc rất lớn vào việc người đó luyện tập trong bao lâu. Cách của người lười biếng đã được phát hiện ra là cách tối ưu nhất. Hãy phân bổ việc rèn luyện của bạn ra nhiều quãng ngắn; chứ đừng làm việc đó trong chỉ một vài quãng thời gian kéo dài liên tục. Người mà học nửa tiếng âm nhạc vào buổi sáng, và lại tập tiếp nửa tiếng trong buổi chiều sẽ tiến bộ hơn so với người tập mỗi ngày một tiếng không nghỉ.
Khi bạn học lái xe, hay gõ chữ, hay chơi một vài trò chơi kĩ năng, hoặc đang cố gắng ghi nhớ, thì hãy rèn luyện trong một khoảng thời gian ngắn, trong nhiều ngày. Như thế bạn sẽ tiến bộ hơn rất nhiều. Tác dụng chính của quãng thời gian luyện tập kéo dài chính là cung cấp sự mệt nhọc, và chúng cản trở quá trình trở nên thông thạo các kĩ năng nhiều hơn là giúp ích.
Vào thời điểm diễn ra cuộc chiến Mỹ – Tây Ban Nha, có một nhu cầu rất lớn trong việc vận chuyển hàng trăm tấn gang. Chúng được mang đi bởi những người thợ không có trình độ, với tốc độ khoảng 17 tấn một ngày.
Một chuyên gia về năng suất đã đến và nói với những người thợ rằng họ đang làm việc quá nhiều. Ông gợi ý rằng họ nên làm ít lại, nghỉ ngơi nhiều hơn, tăng năng suất lao động mà lại giảm thiểu sự mệt mỏi. Như vậy, người quản đốc sẽ thổi hồi còi báo hiệu kết thúc ca làm việc 12 phút, và những người thợ sẽ hạ những đống gang xuống, và nghỉ ngơi trong 3 phút, hồi còi tiếp theo sẽ báo hiệu cho công việc tiếp tục.
Những người thợ giờ dành 1/5 thời gian để nghỉ ngơi. Nhưng bằng cách này họ lại có thể vận chuyển 45 tấn một ngày thay vì 15, họ giảm được giờ làm và thu nhập tăng đến 2/3.
Với sự nghỉ ngơi thích hợp họ đã tăng gần gấp 3 lần năng suất lao động. Cũng như vậy, với những quãng nghỉ được sắp xếp hợp lý bất cứ ai cũng có thể tăng năng suất của mình một cách đáng kể. Những người gập khăn mà làm việc 5 phút nghỉ 1 phút làm được nhiều hơn so với những người làm việc liên tục. Người làm việc trí óc làm việc trong nửa tiếng, và sau đó đi lại xung uanh, hoặc chỉ đơn giản là ngồi thư giãn trên ghế, nhìn ngắm ngoài cửa sổ trong 3 phút, có thể làm được nhiều hơn so với làm việc liên tục cả nửa ngày. Và anh ta thậm chí sẽ còn ít mệt mỏi hơn lúc cuối ngày.
Đừng để những quãng nghỉ này quá dài, đó là một sự lãng phí thời gian. Những cũng đừng để chúng quá ngắn, vì như vậy sẽ không đạt được hiệu quả cao nhất. Hãy thử nghiệm với công việc của bạn cho đến khi bạn tìm được tỉ lệ làm việc – nghỉ ngơi tốt nhất trong cả ngày.
Phải Học
Bạn sẽ đạt được các kĩ năng tốt hơn nếu bạn chủ động, thay vì chỉ ở vị trí chờ đợi người khác bảo bạn làm nó như thế nào. Quan sát người khác khi họ làm những công việc mà bạn muốn chỉ giúp ích rất ít. Bạn phải tự tay làm nó. Bạn sẽ học lái xe nhanh hơn rất nhiều nếu bạn chủ động vào số ngay từ khi bắt đầu thay vì nhờ một người hướng dẫn xuất sắc nào đó cầm tay bạn.
Thực hành là thiết yếu đối với việc học. Người thực hành chính là người học. Nếu bạn thật sự muốn nâng cao năng suất trí óc của bạn, thì hãy làm, đừng chỉ có đọc về chúng. Bắt tay vào thực hành ngay khi có thể.
Vượt Qua Thảo Nguyên
Đôi khi, sau một khoảng thời gian luyện tập dài, chúng ta lại thấy có một sự thất thoát về kĩ năng. Đây là một tình huống khá chán nản. Có những ngày quá trình học diễn ra rất nhanh, những cũng có những ngày chỉ nhàng nhàng. Thậm chí đôi lúc chúng ta còn thấy mình thụt lùi.
Những khoảng thời gian không tiến bộ này được gọi là thảo nguyên (plateaus), vì biểu đồ tiến độ trong giai đoạn này cứ đi ngang như là thảo nguyên vậy. Những thảo nguyên của sự chán nản và mệt mỏi này là phổ biến đối với tất cả mọi người. Chúng có thể là do một sự mất hứng thú tạm thời, hoặc là – nghe thì có vẻ kì lạ – do luyện tập quá nhiều, đều có thể dẫn đến sự thụt lùi tiến độ này.
Những thảo nguyên này là không thể tránh khỏi. Các công trình thí nghiệm đã chỉ ra rằng, khi một người dốc hết sức lực của mình để vượt qua giai đoạn này, thì thỏa nguyên chán nản sẽ nhường đường cho sự tiến bộ. Bạn hãy xem thảo nguyên này như là một thử thách để thúc đẩy bản thân làm việc chăm chỉ hơn nữa!
Một họ hàng gần với thảo nguyên chính là sự giảm thiểu tốc độ tiến bộ khi tiếp cận mức trình độ cao hơn của kĩ năng. Quá trình tiến bộ diễn ra nhanh và rõ ràng hơn rất nhiều khi mà bạn mới bắt đầu, nhưng những bước cuối cùng của sự thông thạo kĩ năng sẽ chỉ đạt được sau rất nhiều rèn luyện dài dẳng, thậm chí là buồn tẻ.
Vậy nên đừng dừng lại chỉ bởi vì bạn đang chậm lại- có rất nhiều kĩ năng trong thực hành và tư duy để bạn đạt được đấy.
Rèn Luyện Cho Công Việc
Nói rằng luyện tập chung chung thì thường nghe rất mơ hồ.
Toán học và vài môn học khác ở trường học tùng được dạy, không phải bởi vì chúng có ý nghĩa thực tiễn gì, mà bởi vì người ta cho rằng chúng sẽ giúp phát triển khả năng tư duy nào đó.
Giáo sư E. L. Thorndike gần đây đã thử nghiệm bằng cách cho các học sinh giải một vài vấn đề trong đại số, và sau đó một thời gian lại cho chúng giải những bài tương tự nhưng sử dụng hệ thống chữ cái khác. Khi loạt bài thứ hai được đưa ra, người ta đã nhận ra rằng sự khó khăn đã tăng lên, mặc dù không hề có sự thay đổi trong cách tư duy. Học sinh đã quen với lối tư duy với a, b, c hay x, vậy nên khi r, w, g, hay p được thay vào thì những tư duy này đã biến mất.
Điều này giải thích tại sao nhà khoa học tư tưởng chat chẽ lại gặp khó khăn khi đầu tư, và chuyên gia tài chính lại không thể nghiên cứu khoa học được. Mỗi người đều đã có thói quen tư duy với những cơ sở lập luận nhất định, khi những cơ sở này thay đổi, thì lối tư duy sẽ biến đổi.
Không tồn tại cái gọi là rèn luyện nói chung. Hãy rèn luyện bản thân trong công việc; chơi mạt chược thì hãy luyện chơi, khiêu vũ thì hãy tập khiêu vũ.
Nếu bạn muốn có kĩ năng sáng chế, đừng tốn công đọc tiểu sử của các nhà phát minh nổi tiếng: Hãy bắt đầu sáng chế đi! Nếu muốn kĩ năng trong quản lý, thì hãy quản lý gì đó đi, đừng có chơi cờ!
Làm Giả Sự Hứng Thú
Mọi người đều biết rằng sẽ tiêu tốn nhiều công sức hơn để làm những điều gây khó chịu hay không hứng thú, so với làm những điều mà bạn say mê. Nếu ai đó có thể tìm ra cách để biến những công việc nhàm chán thành thú vị, anh ta có thể tăng năng suất của toàn thế giới lên gấp nhiều lần.
Hãy cùng xem xem câu nói này đã được áp dụng như thế nào nhé. Khoảng năm 1905, hai nhà tâm lý học người Đức, Ebert và Meumann, đã làm một nghiên cứu rất cẩn thận về cách trí nhớ con người được cải thiện chỉ bằng cách khiến cho họ tin rằng việc này rất thú vị, cho dù thực ra nó là một cong việc dai dẳng và nhạt nhẽo. Họ phát hiện ra rằng chỉ đơn thuần quyết định để nghĩ rằng công việc này sẽ rất thú vị, cũng tăng năng suất lao động.
Cách đây không lâu Mrs. McCharles, tại Đại học California, đã thực hiện một nghiên cứu thực tế hơn so với Ebert và Meumann về ảnh hưởng của thái độ học tập. Khi các đối tượng của Mrs. McCharles giả vờ rằng công việc sắp tới của họ sẽ rất thú vị và vui vẻ, họ đã học được hơn rất nhiều so với khi họ có thái độ bình thường, hoặc khi họ nghĩ rằng đây sẽ là một công việc khó nhằn.
Có lẽ việc coi công việc là thú vị đã thật sự làm cho nó trở nên thú vị, nhưng cho dù có thật sự là như vậy hay không thì sự thật vẫn là họ đã học được nhiều hơn, với ít công sức hơn so với khi họ không làm giả sự nhiệt tình ấy.
Điều này có thể giải thích phần nào về đầu óc dường như là tuyệt vời của những người đàn ông như Roosevelt. Bất cứ thứ gì mà ngài Đại tá tham gia vào, ông đều tham gia với sự nhiệt tình đặc trưng của mình. Sự nhiệt tình bao gồm nhiều hơn là chỉ sở thích cộng với năng lượng. Sở thích chính bản thân nó thường hút lấy toàn bộ năng lượng của người đó. Làm giả sở thích, cho dù có thật sự có một sở thích thật sự hay không, gần như hiệu quả ngang bằng với một sự nhiệt tình chân thật trong việc tăng năng suất của con người.