Niềm tin: Sự sống của một xã hội lành mạnh

Sự tin tưởng đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi gia đình, cộng đồng hay một tổ chức xã hội. Sự sụp đổ của niềm tin đe dọa mọi tổ chức ngay cả một quốc gia.

Quay trở lại năm 2010, chúng tôi đã thực hiện một nhiệm vụ gọi là Hoạt động ổn định nông thôn, bao gồm một lượng lớn người tham gia và thực hiện tại Afghanistan. Hoạt động có liên quan đến lực lượng Mũ nồi xanh, Seal, hải quân và các lực lượng khác cùng các đơn vị bộ binh làm việc với nhiều vùng thôn quê trên khắp Afghanistan, nhằm chống lại Taliban và đem cuộc sống bình ổn trở lại. Cuối cùng, chúng tôi sẽ cùng chính phủ Afghanistan cùng tạo ra một làn sóng ổn định bao trùm khắp đất nước.

Chương trình diễn ra rất suôn sẻ cho đến khi chúng tôi rời hoạt động vào nhiệm kỳ 2012-2013. Chúng tôi đã bỏ mặc rất nhiều người ngoài kia. Chương trình sụp đổ dưới sức nặng của chính nó. Chúng tôi đã học được rất nhiều điều khi thực hiện chương trình đó, gồm cả bài học tốt lẫn xấu.


Một ngôi làng của Afghanistan. (Ảnh: Photos Gail’s)

Một trong những điều chính tôi nhớ về trải nghiệm đó là ở hầu hết những cộng đồng mà chúng tôi từng sinh sống, đều tồn tại một vết nứt lớn giữa nhóm các gia đình khác nhau tại mỗi ngôi làng. Họ cạnh tranh về tài nguyên và danh dự để bảo vệ những gì họ có và mong có được nhiều hơn. Thành thật mà nói, hầu hết những mối thù của những ngôi làng đã tồn tại qua hàng thập kỷ thậm chí cả thế kỷ. Những lỗ hổng của niềm tin này phổ biến đến mức bạn không thể tìm thấy bất kỳ sự ổn định nào. Hiệu suất của ngôi làng hoàn toàn biến mất và tốc độ giải quyết vấn đề ổn định tại vùng đó rất chậm chạp.

Cho đến khi niềm tin được thiết lập lại bởi những người lãnh đạo có trách nhiệm, những cộng đồng làng quê này có nguy cơ bị Taliban và nhiều kẻ xấu khác xâm chiếm. Đó là những gì chúng tôi phải đối mặt hàng ngày trong những cộng đồng làng quê tại Afghanistan. Chúng tôi cần tìm cách thu hẹp khoảng trống, khôi phục, duy trì và xây dựng niềm tin.

Rủi ro đó là một thực tế mà nhiều tổ chức hiện nay đang phải đối mặt. Sau 6 năm rút lui khỏi quân đội, tôi từng thấy rất nhiều điểm tương đồng giữa các gia đình và những ngôi làng tôi từng đến ở Afghanistan. Bạn không cần nhìn quá xa để nhận ra rằng có rất nhiều hàng rào riêng tư thay vì những cổng vòm phía trước.

Trên thực tế, Gallup đã thực hiện một cuộc thăm dò vào năm 1972, cho biết ⅓ người Mỹ nói rằng họ không tin tưởng hàng xóm của mình. Tới nay, con số này đã tăng đến ⅔ lượng người. Và một cuộc thăm dò khác của Gallup cũng cho biết rằng 77% người Mỹ tin rằng đất nước sẽ bị chia rẽ.


(Ảnh dẫn qua Data Driven Investor)

Chúng ta đang phải đối mặt với sự sói mòn của niềm tin. Ở cấp độ tổ chức, chúng ta không tin tưởng vào truyền thông. Chúng ta không tin tưởng vào các chính trị gia. Chúng ta không tin tưởng vào ngân hàng. Chúng ta không tin tưởng và ngành công nghiệp thế chấp… Điều này thật tệ đối với một xã hội tự do, nhưng bạn có biết điều gì còn tệ hơn cả việc không tin vào một tổ chức lãnh đạo không?

Đó chính là việc chúng ta không tin tưởng lẫn nhau. Chúng ta không tin tưởng những người hàng xóm láng giềng như chúng ta đã từng. Niềm tin mà chúng ta từng sở hữu, nơi mỗi người có thể tin tưởng bất kỳ ai khác dù không phải là người trong gia đình, không phải là người cùng màu da hay cùng một tôn giáo.

Quay trở lại với “niềm tin ràng buộc” . “Niềm tin ràng buộc” như kiểu niềm tin trong xã hội cũ, khi người ta chỉ tin tưởng những người trong gia đình, dòng họ hay bộ lạc. Người ta chỉ tin tưởng nhữn người giống mình và chỉ tin vào những gì người ta tin. Điều này thật hỗn loạn đối với một tổ chức hay một đất nước, Hãy nghĩ về văn phòng của bạn, công ty của bạn và nhóm bạn của bạn: Liệu bạn có thấy các nhóm trong và ngoài đang cạnh tranh công khai về ngân sách và địa vị?

Bạn có thấy mọi người nói chuyện về nhau? Điều gì ảnh hưởng tới điều đó? Điều này vượt qua sự cạnh tranh lành mạnh. Nó làm xói mòn tầm nhìn thống nhất của một công ty hay tổ chức nào đó. Nó tạo ra sự hỗn loạn và bất ổn. Mọi người đều không cảm thấy an toàn và niềm tin trượt dốc.

Khi mức độ tin tưởng cao, hiệu suất công việc được tăng lên, tốc độ tăng lên và chi phí cũng giảm xuống. Tuy nhiên, khi mức độ tin tưởng thấp, chi phí tốn nhiều hơn, tốc độ hoàn thành công việc cũng chậm hơn. Điều này có thể tính toán ra được. Khi nhiều cá nhân hay các nhóm khác nhau trong một tổ chức cạnh tranh vì sự không tin tưởng có thể gây ảnh hưởng tới hiệu suất làm việc của cả một tổ chức đó.

Khi bạn sở hữu “niềm tin bắc cầu”, thì niềm tin đó không chỉ được gầy dựng chỉ đối với người lãnh đạo hay những thành viên khác trong nhóm, trong team mà nó còn được truyền đến nhiều tổ chức, xuyên qua những biên giới tới nhiều nhóm người khác nhau, tiếng nói khác nhau, màu da khác nhau… Bởi vì niềm tin đó mang theo một tầm nhìn chung về cùng một ý tưởng, kế hoạch,… Kết quả của nó là tăng hiệu quả làm việc đối với một công ty, tăng sự phát triển đối với một quốc gia…


(Ảnh dẫn qua Pinterest)

Nếu bạn là một nhà lãnh đạo, hãy quan sát xung quanh, những nhân viên của bạn, tổ chức của bạn, team của bạn,… liệu có tồn tại ở đó một niềm tin bắc cầu? Bạn đã thực sự tạo ra một tầm nhìn thống nhất cho các thành viên? Bởi vì bạn là người lãnh đạo, do vậy bạn sẽ biết rất rõ điều gì đang diễn ra, liệu bạn muốn chuyện ở những ngôi làng của Afghanistan lặp lại đối với công ty, tổ chức của bạn?

Niềm tin ràng buộc hay niềm tin bắc cầu? Tất cả đều nằm ở sự lựa chọn.