10 kỹ thuật tâm lý được chứng minh giúp đương đầu với Stress và lo âu

Dưới đây là 10 kỹ thuật bạn có thể sử dụng để đối đầu với những nguồn gây stress bạn không thể né tránh.

Tất nhiên, cách tốt nhất để giảm stress là xác định và loại bỏ nguồn gây stress. Nếu bạn có thể. Ví dụ tránh những người khiến bạn căng thẳng, nói “không” với những thứ bạn biết sẽ khiến bạn bị stress, và thông thường làm việc ít hơn.

Không may, những điều này bạn thường không làm được hoặc đã từng thử mà thất bại. Vậy, dưới đây là 10 kỹ thuật bạn có thể sử dụng để đối đầu với những nguồn gây stress bạn không thể né tránh.

1. Tăng nhận thức

Đây là bước đa số mọi người thường bỏ qua.

Tại sao? Vì ta có cảm giác như ta đã biết đáp án rồi.

Nhưng đôi khi các tình huống, những dấu hiệu cơ thể và cảm xúc đi kèm với lo âu lại không thật sự rõ ràng trong thời điểm hiện tại. Đấy là một vài triệu chứng stress và lo âu thường gặp:

Chảy mồ hôi quá mức.
Chóng mặt
Căng và đau cơ
Mệt mỏi
Mất ngủ
Run tay chân
Khô miệng.
Nhức đầu.

Bạn có thể thử ghi nhận “nhật ký stress và lo âu”, cả ngoài đời hay trực tuyến.

Khi bạn lo âu và căng thẳng, những dấu hiệu sinh lý của lo âu là gì?

Khi bạn có thể xác định điều gì khiến bạn căng thẳng và cách thức bạn phản ứng, bạn sẽ biết khi nào nên sử dụng những kỹ thuật dưới đây.

2. Sức mạnh từ hơi thở của bạn

Tâm trí và cơ thể tác động qua lại lẫn nhau. Ví dụ, đứng thẳng khiến chúng ta cảm thấy tự tin hơn. Với lo âu cũng tương tự: việc kiểm soát ý thức về hơi thở gửi một thông điệp trở lại cho tâm trí.

Cho nên, khi bạn lo âu hay căng thẳng, đi kèm với hơi thở nhanh, không sâu, hãy thử thay đổi một cách có ý thức thành hít thở thư giãn, thường sẽ chậm và sâu hơn.

Bạn có thể đếm chầm chậm khi hít thở, cố gắng đặt tay mình lên bụng và cảm nhận nhịp hít thở ra vào của mình.

3. Tránh bùng nổ cảm xúc

Một trong những cách chúng ta phản ứng với stress là dựng nên những quan niệm sai lầm về cách đầu óc ta hoạt động.

‘Bùng nổ’ — để cảm xúc của bạn tuôn trào trong giận dữ, khóc lóc hay tràn ngập cảm xúc – là một ví dụ.

Ta thường nghĩ cảm xúc cần được “giải tỏa” để giảm thiểu, điều này đơn giản là không đúng. Thay vì cho phép các cảm xúc được thay thế hay giảm bớt, việc bùng nổ thật sự có thể khiến những xúc cảm đó trở nên mạnh mẽ hơn.

Điều này không có nghĩa là bạn không nên chia sẻ những việc đang xảy ra với người xung quanh, chỉ là hình thức thể hiện không nên là một trận cuồng phong thuần cảm xúc.