6 cách để ngừng suy nghĩ quá nhiều và tận hưởng cuộc sống

Thỉnh thoảng chúng ta hay suy nghĩ về những vấn đề gặp phải, một số người lại luôn không ngừng suy nghĩ về chúng. Đối với những người suy nghĩ quá nhiều, mỗi ngày họ sẽ bắt đầu nghĩ lại những chuyện xảy ra hôm qua, sau đó nghĩ về các quyết định của họ, và tưởng tượng ra các hậu quả.

Suy nghĩ quá nhiều về một vấn đề thường liên quan đến nhiều thứ hơn là lời nói. Ví dụ, những kẻ sát nhân thường gợi lên trong đầu hình ảnh thảm khốc. Tâm trí giống như bộ phim họ tưởng tượng, ví dụ chiếc xe đang trên đường hoặc nhớ lại những chuyện buồn phiền đã qua.

Suy nghĩ quá nhiều sẽ cản trở bạn có được mọi thứ. Quan trọng hơn, điều này rất ảnh hưởng tới tâm trạng của bạn.

Kiểu tư tưởng tiêu cực

Suy nghĩ quá nhiều thường liên quan tới 2 kiểu tư tưởng tiêu cực – trầm ngâm suy nghĩ và không ngừng lo lắng.

Ngẫm nghĩ liên quan đến ký ức ở quá khứ. Ví dụ bạn sẽ có những suy nghĩ như:

Tôi không nên nói những điều đó trong cuộc họp ngày hôm qua. Ắt hẳn mọi người đã nghĩ tôi thật ngu xuẩn.

Đáng lẽ tôi nên tiếp tục làm công việc cũ, như vậy sẽ thấy thoải mái hơn bây giờ.

Bố mẹ đã không dạy tôi cách tự tin. Sự sợ hãi luôn khiến tôi không thể tiến xa được.

Sự lo lắng liên tục liên quan đến những dự đoán tiêu cực – thường là những điều thảm khốc trong tương lai. Suy nghĩ đó có thể bao gồm những thứ như:

Tôi sẽ xấu hổ với bản thân khi ngày mai đưa ra bài thuyết trình này. Tôi biết mình sẽ quên mọi thứ đã chuẩn bị.

Những người khác sẽ được chọn trước tôi.

Tôi biết mình sẽ không bao giờ có đủ tiền để nghỉ hưu. Chúng ta sẽ không còn sức để làm việc, rồi sẽ hết tiền khi về già thôi.

Giống như tất cả các thói quen, việc thay đổi những suy nghĩ tiêu cực cũng là thách thức lớn. Nhưng nếu kiên trì luyện tập, bạn có thể khiến cho bộ não suy nghĩ khác đi. Làm theo 6 cách dưới đây để ngừng việc suy nghĩ quá nhiều về một vấn đề nhé.

Jellyfish HR,cách để ngừng suy nghĩ quá nhiều,suy nghĩ quá nhiều,suy nghĩ tiêu cực,tư tưởng tiêu cực,trong đầu cảm thấy bế tắc,Tập trung vào việc giải quyết vấn đề,Kiểm soát suy nghĩ,Lên lịch cho thời gian dành để suy nghĩ,Thay đổi suy nghĩ

1. Chú ý khi trong đầu cảm thấy bế tắc

Suy nghĩ có thể trở thành thói quen nếu bạn không nhận ra mình đang làm như vậy. Bắt đầu chú ý đến cách suy nghĩ để có thể giúp bạn nhận thức được vấn đề.

Khi suy nghĩ lại về một vấn đề nhiều lần, hoặc quá lo lắng về những điều không thể kiểm soát, hãy thừa nhận rằng điều này không hiệu quả. Suy nghĩ chỉ hữu ích khi nó đẫn đến hành động tích cực.

2. Tập trung vào việc giải quyết vấn đề

Nghĩ quá nhiều về một vấn đề sẽ không hữu ích, nhưng hãy nghĩ để tìm ra cách giải quyết. Nếu đó là điều bạn có thể kiểm soát được, hãy cân nhắc cách ngăn chặn vấn đề, hoặc thử thách bản thân để tìm ra 5 giải pháp tiềm năng.

Nếu đó là điều bạn không thể kiểm soát được, ví dụ như thiên tai. Hãy nghĩ đến những kế hoạch có thể sử dụng để đối phó. Tập trung vào những điều bạn có thể kiểm soát, như thái độ và sự nỗ lực chẳng hạn.

Jellyfish HR,cách để ngừng suy nghĩ quá nhiều,suy nghĩ quá nhiều,suy nghĩ tiêu cực,tư tưởng tiêu cực,trong đầu cảm thấy bế tắc,Tập trung vào việc giải quyết vấn đề,Kiểm soát suy nghĩ,Lên lịch cho thời gian dành để suy nghĩ,Thay đổi suy nghĩ

3. Kiểm soát suy nghĩ

Rất dễ dẫn đến suy nghĩ tiêu cực. Vì vậy, trước khi kết luận việc báo ốm sẽ khiến bạn bị sa thải, hoặc quên deadline sẽ biến bạn trở thành vô gia cư, hãy thừa nhận những suy nghĩ của bạn là quá tiêu cực.

Nhớ rằng cảm xúc sẽ cản trở khả năng xem xét tình huống theo hướng khách quan.

4. Lên lịch cho thời gian dành để suy nghĩ

Lo lắng về một vấn đề trong khoảng thời gian dài có thể không hiệu quả, nhưng trong thời gian ngắn có thể hữu ích. Nghĩ về cách bạn có thể làm những điều khác biệt hoặc nhận ra những sai lầm tiềm ẩn đối với kế hoạch có thể giúp bạn làm việc tốt hơn trong tương lai.

Kết hợp 20 phút “thời gian suy nghĩ” vào lịch làm việc hàng ngày của bạn. Trong thời gian đó, hãy để bản thân lo lắng, ngẫm nghĩ bất kì điều gì bạn muốn. Tham khảo thêm 8 thói quen buổi tối của người thành công​.

Khi hết giờ, hãy chuyển sang việc khác. Khi bạn bắt đầu suy nghĩ quá nhiều thứ ngoài thời gian đã định, chỉ cần nhắc nhở mình rằng bạn cần đợi đến “thời gian suy nghĩ” để giải quyết những gì trong tâm trí.

5. Học kỹ năng chánh niệm (Mindfulness)

Không nên suy nghĩ quá nhiều về ngày hôm qua hoặc lo lắng cho ngày mai khi bạn đang sống trong hiện tại. Chánh niệm sẽ giúp bạn trở nên tập trung hơn vào thời điểm hiện tại.

Giống như những kỹ năng khác, chánh niệm cũng cần luyện tập, theo thời gian sẽ giúp giảm đi việc suy nghĩ quá mức. Có sẵn các khóa học, ứng dụng, sách, video để giúp bạn học kĩ năng chánh niệm.

Jellyfish HR,cách để ngừng suy nghĩ quá nhiều,suy nghĩ quá nhiều,suy nghĩ tiêu cực,tư tưởng tiêu cực,trong đầu cảm thấy bế tắc,Tập trung vào việc giải quyết vấn đề,Kiểm soát suy nghĩ,Lên lịch cho thời gian dành để suy nghĩ,Thay đổi suy nghĩ

6. Thay đổi suy nghĩ

Nhắc nhở bản thân ngừng suy nghĩ về những điều đem đến kết quả ngược lại với mong đợi. Bạn càng cố gắng ngăn không cho một ý nghĩ xâm nhập vào não của mình thì nó càng có nhiều khả năng để xâm nhập.

Thay đổi suy nghĩ trong não bằng cách thay đổi hoạt động của bạn. Tập thể dục, tham gia vào cuộc trò chuyện với các chủ đề hoàn toàn khác, hoặc làm một dự án khác giúp bạn sao nhãng vấn đề đó. Làm những việc khác sẽ giúp cản trở những suy nghĩ tiêu cực.

Rèn luyện cách suy nghĩ

Chú ý vào cách nghĩ có thể bạn giúp trở nên ý thức hơn về những thói quen xấu của mình. Bằng cách luyện tập, bạn có thể rèn luyện não bộ suy nghĩ khác đi. Lâu dần, việc xây dựng thói quen lành mạnh sẽ giúp bạn có tinh thần thoải mái hơn.