Đối mặt với sự lo lắng khi bị trầm cảm

 

Nhiều người không bị trầm cảm thường có xu hướng hiểu nhầm nó. Trầm cảm không chỉ đơn giản là trạng thái khi tinh thần của bạn đi xuống. Nó xảy ra khi bạn đánh mất một phần rất quan trọng trong cuộc sống của mình.

Ví dụ như khi bạn đời của bạn không còn ở bên bạn nữa, đó cũng là một điều vô cùng khó để chữa lành. Bạn có thể từ từ hồi phục, nhưng sẽ phải cố gắng rất nhiều cùng với sự trợ giúp từ bên ngoài. Khi một nửa trong cuộc sống của bạn không còn nữa, các dấu hiệu của trạng thái trầm cảm trở nên mãnh liệt hơn bình thường.

Một trong những dấu hiệu của trầm cảm (đặc biệt là dạng kéo dài) là bị sự lo âu tấn công. Mức độ thay đổi tùy theo người, nhưng trải nghiệm này đều đau đớn với tất cả. Nó là hình ảnh thu nhỏ của sự bất lực đi cùng với bị trầm cảm.

Nhưng điều này không có nghĩa rằng chúng ta cứ phải ở mãi trong trạng thái đó! Lo âu hoàn toàn có thể giải quyết được. Trên thực tế, đối mặt với những nỗi lo âu nên là một phần trong lối sống tĩnh dưỡng của bạn.

Đối mặt với nỗi lo âu.

Học cách đối mặt có nghĩa là chúng ta phải hiểu bản chất thực sự của thứ mà ta đang chống lại. Chúng là những nỗi sợ hãi mơ hồ ào ạt đổ vào cho đến lúc tràn ngập tâm trí và ngăn cản cơ thể chúng ta hoạt động như bình thường. Các tác động có thể từ chân run rẩy, tới thở gấp và thậm chí là khóc không thể kiểm soát.

Kiềm chế sự lo âu luôn luôn là một quá trình đầy khó khăn. Do đó, phương pháp chính để đối mặt với tình huống này sẽ là chấp nhận

Một trong những điều tồi nhất mà bạn có thể làm khi bị tấn công bởi sự lo âu là kháng cự. Kháng cự sẽ làm gia tăng cơn sợ hãi mà bạn sắp cảm thấy. Bạn thậm chí sẽ còn hoảng sợ hơn nữa khi không thể chống lại hay kìm nén sự xúc động!

Thay vì chống lại sự lo âu, bạn nên nghỉ ngơi. Hãy để cho nó tan biến dần khi lúc bạn đang thư giãn.

Điều này nên được chú ý đặc biệt khi nó xuất hiện vào lúc bạn đang bận làm thứ gì đấy. Khi đó, hãy tạm thời dẹp những gì đang làm sang một bên và nghỉ ngơi.

Bạn có thể thực hiện việc này bằng cách nằm xuống, làm phân tâm bản thân với những điều mình yêu thích, chẳng hạn như nằm dài trên giường và bật những bản nhạc thường nghe. Dĩ nhiên đó chỉ là một gợi ý.

Đơn giản là thư giãn, để cho nỗi lo âu một khoảng trống để dần tan biến và làm phân tâm bản thân.

Động lực tích cực.

Thật khó để cảm thấy lo lắng trong một môi trường được sắp xếp gọn gàng và đem lại cảm giác thư thái. Một ngôi nhà với mùi hương dễ chịu, không bày bừa và có nhiều không gian là thứ bạn nên tìm kiếm.

Nếu có thể, thường xuyên dọn dẹp sẽ khá vui. Đây chính là một cách để phân tâm bản thân và tránh khỏi những suy nghĩ tiêu cực.

Sau cùng, môi trường của chúng ta có thể tác động lớn lên cách mà chúng ta được định hình. Hãy đảm bảo bạn thấy thoải mái và ấm áp tại nơi bạn đang ở. Bạn sẽ khó có khả năng bị sự lo âu tấn công trong hoàn cảnh đó. Còn khi nó đến, bạn sẽ cảm thấy thoải mái đủ để khiến sự lo âu trở nên bớt mạnh mẽ hơn.

Đừng chống lại sự lo âu.

Sự lo âu thường là những dấu hiệu bị kích thích khi chúng ta bị áp lực quá mức bởi những suy nghĩ tiêu cực. Khi xuất hiện, tác động của nó sẽ gây nên sự mất ổn định về thể chất và tinh thần cho chính bạn. Chìa khóa để xử lý vấn đề này là chấp nhận nó và luôn sẵn sàng chuẩn bị cho mọi thứ có thể xảy ra. Cố tình kháng cự lại nó chỉ gây thêm bất lợi cho chính bạn mà thôi.