Bẫy cá tính: làm thế nào để ít phạm sai lầm

Mỗi nhân vật nhận định thực tế theo một góc độ nào đó và họ đưa ra quyết định dựa theo những hệ giá trị mà họ tin tưởng. Những người có thế giới quan khác với họ khi thì chỉ trích khi thì ca tụng họ và series phim đã phán ánh quá trình tương tác này.

 

Ozymandias là người có đầu óc sắc bén và suy nghĩ chiến lược. Anh ưu tiên nhìn nhận thế giới dựa trên số liệu, tác động và loại bỏ những suy đoán chủ quan. Nhiều người xem anh như là tên côn đồ bởi vì anh đang hy sinh hàng triệu mạng người. Tuy vậy, chính việc làm đó lại đang cứu sống nhiều triệu người khác. Và vì thế, đó lại là những giá trị được anh đề cao.

Silk Spectre và The Comedian đóng vai trò lớn trong việc dẫn dắt câu chuyện và định hướng hành động cho các nhân vật khác. Tuy vậy, xét về hệ tư tưởng, họ lại trở nên đơn giản hơn: Họ vừa mang tính cách tích cực lẫn tiêu cực.

Điều này khiến chúng ta tìm đến Rorschach, đây có lẽ là nhân vật thú vị nhất. Anh ấy là nhân vật được coi là người hùng trong series phim: một người tràn đầy sức mạnh, mang những giá trị nhất định và thách thức nhiều giá trị khác.

Tôi không lên trang Medium để rao giảng về triết lý nào cả đồng thời cũng không cho rằng, một trong những hệ thống giá trị đạo đức trên ưu việt hơn những thứ còn lại. Nhưng tôi muốn đào sâu vào lời kêu gọi của Rorschach bởi vì tôi nghĩ anh đại diện cho những điều vượt lên trên những chuẩn mực đạo đức thông thường và tương tác quá ít với thế giới.

Rorschach là người kiên định, tuân thủ đúng những gì mình đã cam kết. Nhưng liệu đây có phải là điều tốt không?

Cái bẫy của bản tính hệ thống

Con người là những kẻ kể chuyện không đáng tin cậy, họ không nghĩ rằng, họ đang vẽ ra một bức tranh miêu tả chính bản thân mình, lột tả cách họ đang cố gắng hoà nhập vào thế giới họ sống.

 

Họ ngầm giả định rằng, bản tính luôn ở trạng thái tĩnh và từ đó đi đến kết luận duy nhất rằng: chúng ta cần một khuôn khổ có tính hệ thống, định vị chúng ta là ai và từ đó chúng ta có thể duy trì tính nhất quán này.

Chúng ta đeo chiếc mặt nạ của các giá trị đặc biệt nào đó để tự vẽ ra những chuẩn mực cho bản thân – xác định điều gì là đúng, điều gì là sai, đâu là tốt, đâu là xấu và sau đó, chúng ta sống trong những tư tưởng đó, giống như Rorschach đã làm trong phần cuối của bộ phim “Người hùng báo thù” (Watchmen) khi anh chọn cái chết thay vì thoả hiệp với thế giới quan của mình.

Tất cả chúng ta đều đi theo mô hình này đến một mức độ nào đó. Tuy nhiên, điểm khác biệt chính là một số người có thể nhận ra sự thật rằng, sở hữu và duy trì bản tính hệ thống chỉ là ảo tưởng. Điều này rất dễ dẫn con người ta đến những sai lầm. Vì thế chúng ta nên sửa đổi hướng đi để tránh những lỗi lầm đáng tiếc có thể xảy ra.

Thứ mà chúng ta gọi là bản tính gần như là một sản phẩm của ký ức, mà ký ức lại luôn mơ hồ và đáng ngờ.

Hãy suy nghĩ về sự khác biệt giữa cách bạn nhìn một sự kiện lớn trong quá khứ qua một loạt các hoạt động đã diễn ra và cảm xúc mà sự kiện đó mang đến với cách bạn nhìn một sự kiện tương tự vừa xảy ra hiện tại theo các mô hình tư duy khác nhau đang chiếm ưu thế trong tâm trí bạn. Giờ đây bạn có thể cân nhắc xem điều đó có thể thay đổi như thế nào trong 10, 20, 30 năm nữa.

Khoảng cách giữa thực tế và tưởng tượng nhầm lẫn khiến chúng ta đưa ra những quyết định không đem đến lợi ích nào cho cả bản thân mình lẫn những người xung quanh.

Dù bản chất thực tế, khách quan là gì đi chăng thì nó luôn đi trước các khuôn khổ bạn lập ra.

Thế giới xung quanh chúng ta tồn tại hoàn toàn độc lập với những ý kiến phải trái, đúng sai mà bạn đang cố gắng áp đặt lên nó. Rorschach có thể đã làm điều gì đó rất anh hùng và để thể hiện lòng quyết tâm, anh từ chối thoả hiệp với các nguyên tắc của mình. Tuy vậy, nếu chúng ta không kiên trì giữ vững lập trường thì điều này sẽ dẫn thế giới đi theo hướng mà anh ấy muốn chống lại.

Học cách khiêu vũ với cuộc sống hỗn loạn

Các giá trị và khuôn khổ sẽ được sử dụng triệt để khi mọi người nhắc đến chúng với tư cách là sự khái quát có định hướng chứ không phải là những sự thật nhanh và cứng nhắc.

 

Điều mà bản tính hệ thống không nhận thấy là vòng phản hồi đang tồn tại trong chính bản thân bạn và những người khác (phần còn lại của thế giới).

Trong thực tế ngày càng hỗn loạn, điều gì ngày càng khiến chúng ta cảm thấy khó hiểu thì giải pháp không phải là lý giải các số liệu thống kê về tình hình đó mà nhiệm vụ của chúng ta là phải tìm ra cách giải quyết cho những đòi hỏi mới xuất hiện của tình thế đó. Nếu thế giới thay đổi không ngừng thì chúng ta phải thay đổi cùng với nó.

Con người là động vật duy nhất có thể lên kế hoạch cho những hành động mình làm thông qua việc lập danh sách, lên lịch trình, sử dụng các công cụ, khuôn khổ, hệ thống và công nghệ sẵn có. Chúng ta sử dụng khả năng này để lên kế hoạch cho những việc đôi khi không cần thiết. Như vậy, chúng ta có khả năng lên kế hoạch không có nghĩa là chúng ta luôn nên làm như vậy.

Nếu thế kỷ 21 cần một thứ nào đó thì đấy chính là khả năng thu hẹp vòng phản hồi giữa bản thân mình và những người khác. Nhờ đó các thông tin mới luôn được đánh giá một cách cởi mở. Những tội lỗi và sai sót luôn được xem xét một cách khách quan. Nói cách khác, chúng ta phải học cách khiêu vũ trong thế giới hỗn loạn.

Chúng ta có thể vẫn tôn trọng các hệ thống đặc trưng và giá trị mà chúng ta theo đuổi nhưng chúng ta cũng phải phát triển khả năng bước ra ngoài những thứ đó khi cần thiết.

Lời cam kết thực hiện một việc làm chính nghĩa và sự nhất quán trong hành động đều quan trọng và có giá trị cho đến khi chúng bỗng chốc không còn giữ được như vậy nữa. Mắc ít sai lầm chính là biết khi nào sự thay đổi này xảy ra để bạn có thể điều chỉnh khung tham chiếu.

Đó cũng chính là điều thật sự đáng sợ, nhảy nhót cùng với cuộc sống hỗn loạn bởi vì điều này sẽ chống lại bản năng của chúng ta bằng mọi cách. Điều này cũng giống như một mối đe doạ vì nó thường đi liền với những bất trắc. Do vậy, khi chúng ta tạo ra những ảo tưởng về điều gì đó để cảm thấy thoải mái hơn thì những mối đe doạ thực sự vẫn đang hiện hữu trước mặt chúng ta.

Quá trình tương tác qua lại với mọi người đã tạo nên quan niệm của chúng ta về thế giới xung quanh và những gì chúng ta cần để hành động một cách tốt nhất. Những tương tác đó không phải lúc nào cũng đem đến một mô hình ứng xử phù hợp trong tình hình hiện tại và vì thế mô hình đó rất dễ bị bỏ lại đằng sau nếu nó trở nên không còn phù hợp.

Chính vào thời điểm đó, bạn có thể tìm ra cách thức giải quyết những sự bất trắc, hỗn loạn và phức tạp bởi vì lúc đó bạn không thể tiên đoán được kết quả cuối cùng là gì. Chỉ khi thực sự bắt tay vào làm, bạn mới biết được mọi việc sẽ dẫn bạn đến đâu.

Vậy điều chúng ta nên làm là gì?

Trong một thế giới lý tưởng, thay vì gắn bó với những gì anh đã biết, Rorschach lẽ ra nên lấy hết dũng cảm để nhìn nhận lại cái tôi của mình và cái tôi ấy đã gắn chặt anh vào một thế giới quan không còn phù hợp với hiện tại.

 

Ở thời điểm, bạn tin tưởng một điều gì đó và thực tế lại đang nói với bạn điều hoàn toàn khác với cách bạn suy nghĩ, thì bạn nên nhận ra sự xuất hiện của mâu thuẫn ở đây.

Điều này không có nghĩa là lòng tin trước đó hay hệ thống trước đây đột nhiên không có tác dụng trong mọi hoàn cảnh. Điều đó chỉ ra rằng, lòng tin và hệ thống xưa kia của bạn đã đạt đến giới hạn của nó. Nó vẫn có thể được áp dụng vào một số hoàn cảnh nào đó (và bạn nên dùng đến nó ở những nơi như vậy) nhưng ở những tình thế hoàn toàn đối lập, người ta vẫn cần đến một thước đo để đánh giá.

Thế giới xung quanh chúng ta không nhất quán và liệu chúng ta có muốn như vậy hay không, điều này hoàn toàn dựa vào tính cách của mỗi người. Cách chiến đấu với thế giới hỗn loạn không phải là tuân thủ theo một giải pháp đang tồn tại trước đó mà chính là phải sống theo một cách dễ chịu hơn.

Chúng ta hãy là chính chúng ta nhưng chúng ta cũng có thể làm hơn như vậy. Điều này phụ thuộc vào bản thân mỗi người và chúng ta không nên tạo ra một tương lai tăm tối bằng cách phủ nhận bất cứ điều gì có thể trở nên tốt hơn.