Phương pháp chữa lành vết thương bằng cách tự nhận lỗi về chính mình

 

“Tôi đã hỏi bác sỹ Len cách ông ấy chữa lành vết thương. Ông đáp lại rằng: “Tôi luôn nói ‘Tôi xin lỗi’ và ‘tôi yêu bạn’ hết lần này đến lần khác”. Hóa ra yêu thương bản thân mình lại là cách thức cải thiện bản thân tuyệt vời nhất và khi bạn hoàn thiện chính mình, thế giới xung quanh bạn cũng được cải thiện.

Thông điệp hấp dẫn về tình yêu và tha thứ khi sử dụng liệu pháp “ho’oponopono” dưới đây đã được lan truyền rộng rãi trên Internet một thời gian trước đó. Nhiều người từng đọc và cảm thấy câu chuyện thật sự rất cảm động, nhưng rồi lại tự hỏi câu chuyện này liệu có thật hay không?

Joe Vitale, một diễn giả nổi tiếng với những bài học truyền cảm hứng đã đích thân xác nhận độ chính xác của câu chuyện, điều mà ngay bản thân ông ban đầu cũng cảm thấy có chút khó tin, nhưng sau rồi khi làm việc với bác sỹ Len để tìm hiểu về phương pháp trị liệu “ho’oponopono”, ông đã chứng minh đó là sự thật.

Hai năm trước, tôi có nghe về một nhà trị liệu học ở Hawaii, người đã chữa trị cho tất cả những bệnh nhân tâm thần đã từng phạm tội trong một bệnh viện mà không một lần gặp mặt họ. Nhà tâm lý học này đã dành thời gian nghiên cứu từng hồ sơ bệnh án, và rồi nhìn vào nội tâm mình để xem mình đã góp phần như thế nào vào bệnh tình của người kia. Khi ông chuyển hóa bản thân mình, người bệnh cũng chuyển hóa.

Khi tôi mới nghe câu chuyện này, tôi đã nghĩ rằng đó là một câu chuyện truyền thuyết thường được kể ở những miền quê. Làm sao ai đó có thể chữa bệnh cho người khác bằng cách tự chữa bệnh cho chính mình? Làm thế nào một bậc thầy trị liệu có thể chữa được căn bệnh của những phạm nhân tâm thần?

Điều này thật vô lý. Nó thật sự không hợp lý, vì vậy tôi đã bỏ qua câu chuyện.

Tuy nhiên, tôi lại nghe thấy nó một năm sau đó. Tôi nghe nói vị bác sỹ đã dùng một phương pháp chữa trị của người Hawaii được gọi là ho’oponopono. Tôi chưa từng nghe thấy nó, nhưng tôi không thể để nó rời khỏi tâm trí của mình, nếu đó là sự thật thì tôi cần biết về nó nhiều hơn.

Tôi luôn nghĩ rằng “toàn bộ trách nhiệm” có nghĩa là những việc tôi nghĩ và làm. Ngoài đó ra, tất cả đều nằm ngoài tầm tay của tôi. Tôi cho rằng rất nhiều người trong chúng ta đều có cách suy nghĩ tương tự. Chúng ta chịu trách nhiệm về những điều chúng ta làm, chứ sao có thể chịu trách nhiệm về những việc người khác làm? Tuy nhiên, nhà trị liệu người Hawaii đã dạy cho tôi một bài học mới, khiến tôi thay đổi quan điểm về vấn đề chịu trách nhiệm toàn bộ.


Ông ấy là bác sỹ Ihaleakala Hew Len. Chúng tôi có lẽ đã dành một giờ cho cuộc gọi điện thoại đầu tiên. Tôi nhờ ông ấy chia sẻ giúp tôi về công việc mà ông ấy đang làm. Len kể rằng ông ấy đã làm việc trong bệnh viện Hawaii được 4 năm. Nơi ông làm việc có những bệnh nhân bị tâm thần thuộc vào dạng nguy hiểm. Nhân viên thường xuyên bỏ việc hàng tháng. Họ bước vào phòng chăm sóc bệnh nhân với nỗi sợ hãi bị đánh đập, tấn công, đó thật sự không phải là nơi dễ dàng để làm việc, hòa nhập và thích nghi.

Len nói rằng, ông chưa từng gặp mặt bệnh nhân nào. Ông có một văn phòng và ở đó xem xét hồ sơ của bệnh nhân và bắt đầu làm việc. Ông ấy kể với tôi: “Sau một vài tháng, những bệnh nhân bị cùm xích đã được phép đi lại tự do. Những người phải uống nhiều thuốc thì nay không phải uống nữa và những người tưởng rằng không có cơ hội được giải thoát thì nay đã được trở về”.

Tôi rất kinh ngạc.

Ông ấy tiếp tục: “Không những vậy, nhiều nhân viên đã bắt đầu thích đi làm trở lại. Hiện tượng vắng mặt và nghỉ việc không còn nữa. Chúng tôi có nhiều nhân viên hơn mức cần thiết vì có rất nhiều bệnh nhân đã được trả về, còn nhân viên thì chăm chỉ đi làm hơn. Giờ đây thì viện đã đóng cửa”.

Đây cũng là lúc tôi bắt đầu câu hỏi đáng giá hàng triệu đô của mình: “Ông đã làm gì khiến bệnh nhân thay đổi?”

Ông ấy trả lời: “Tôi chỉ đơn giản là chữa lành phần tôi đã gây ra đó”.

Tôi không hiểu ông ấy đang nói gì.

Len giải thích rằng:

Toàn bộ trách nhiệm đối với cuộc sống của bạn có nghĩa là bạn có mọi thứ trong cuộc sống của bạn – đơn giản vì đó là cuộc sống của bạn – là trách nhiệm của bạn. Theo một nghĩa đen, thế giới này thuộc về sự sáng tạo của bạn.

Điều này mới thật khó làm. Chịu trách nhiệm cho những điều chính tôi nói và làm là một chuyện. Nhưng chịu trách nhiệm cho những gì mọi người nói và làm xung quanh cuộc sống của tôi là một điều hoàn toàn khác. Nhưng sự thật là nếu bạn chịu trách nhiệm hoàn toàn cho cuộc sống của mình, thì những điều bạn nhìn thấy, nghe thấy, nếm được hay chạm vào đều thuộc về trách nhiệm của bạn, bởi nó thuộc về cuộc sống của bạn.

Điều này có nghĩa là những hoạt động khủng bố, tổng thống, nền kinh tế – bất cứ điều gì bạn trải nghiệm hay không thích đều là để bạn soi xét chính mình. Chúng không tồn tại theo cách nói ngoại trừ những điều dự đoán bên trong bạn. Vấn đề không nằm ở họ, vấn đề là ở bạn, để thay đổi ai đó, bạn cần thay đổi chính mình. Tôi hiểu điều này rất khó khăn để nắm bắt, nhưng hãy một mình chấp nhận hoặc thật sự sống. Đổ lỗi dễ dàng hơn rất nhiều so với việc chịu trách nhiệm hoàn toàn.


Nhưng khi tôi nói chuyện với bác sĩ Len, tôi chợt nhận ra rằng chúng ta có thể chữa lành những vết thương bằng cách yêu thương bản thân mình. Nếu bạn muốn cải thiện cuộc sống của mình, bạn cần phải hàn gắn nó. Nếu bạn muốn chữa trị cứu giúp ai – kể cả những tù nhân tâm thần – thì bạn cần phải hàn gắn chính mình.

– “Tôi cứ nói, “Tôi xin lỗi” và “Tôi yêu bạn”, bác sỹ Len nói với tôi.

– Thế thôi ư?

– Vâng, thế thôi.

Để tôi ví dụ cho bạn dễ hiểu: Một ngày, ai đó gửi cho tôi một email khiến tôi khó chịu. Nếu là tôi trước đây, có thể tôi đã tranh luận hoặc cực kỳ khó chịu với người gửi thư. Nhưng lần này, tôi quyết định thử phương pháp của bác sĩ Len. Tôi cứ tự nói với bản thân: “Tôi xin lỗi” và “Tôi yêu bạn”. Tôi không nói với một người cụ thể nào cả. Đơn giản tôi chỉ gọi năng lượng yêu thương bao trùm lấy tôi để hàn gắn những vết thương đang rỉ máu bên ngoài.

Hóa ra là yêu thương bản thân mình là cách tốt nhất để cải thiện bản thân, và khi bạn cải thiện bản thân thì bạn cũng cải thiện thế giới của bạn.

Những điều này xảy ra trên thế giới, chúng không phải ở ngoài kia. Chúng tồn tại trong mỗi chúng ta. Chúng ta kết nối với mọi thứ mà chúng ta trải nghiệm trong cuộc đời – có những mỹ diệu và xấu xí, có những dễ dàng và khó khăn, cả những tốt xấu… Điều đó có nghĩa rằng mọi chuyện xảy đến với chúng ta đều bắt nguồn nguyên nhân từ chính bản thân mình. Tôi hiểu rằng thật khó khăn với nhiều người khi phải học cách tự nhận lỗi. Nhưng nếu bạn có thể nhận ra khi bạn nhận trách nhiệm về bản thân mình, bạn sẽ thấy cả thế giới đều nằm trong tầm tay của bạn.


Điều đó không có nghĩa rằng nỗi đau của nạn nhân trong vụ lạm dụng hay bạo lực là do lỗi của bạn. Tôi không hề có ý đó, chỉ là có sự khác biệt rất lớn giữa những khái niệm “sai lầm” và “trách nhiệm”. Điều gì đã xảy ra thì đã xảy ra, nhưng bạn quyết định làm gì thì đó lại thuộc về trách nhiệm của bạn.

Bằng cách chấp nhận thế giới từ trong chính mình, bạn có thể cảm nhận được quyền năng tháo bỏ những bất công, tự vực bản thân mình thoát khỏi những bế tắc, bất lực trong cuộc sống. Vì vậy, dù bạn chọn cách tin vào khía cạnh lý trí của việc nhận toàn bộ trách nhiệm là trao quyền cho bản thân, hay khía cạnh kì bí là mọi việc trong cuộc sống đều có liên quan tới nhau, để bạn có thể thay đổi suy nghĩ của mình, thay đối thế giới bên ngoài của mình, thì sự thật của thông điệp này vẫn có giá trị của nó.

Và điều đó có nghĩa rằng… nó bắt đầu từ nội tâm bên trong bạn.