Luôn có những người chỉ trích những người trẻ không đủ nỗ lực, giục cũng không đi, thúc quá lại đi lùi lại. Trên thực tế, bên trong mỗi một “người trẻ thụ động” đều chứa một đứa trẻ quật cường. Họ không yêu, không kết hôn, không làm đám cưới, không sinh em bé, không làm công việc mà cha mẹ mong muốn… họ có suy nghĩ riêng và không thể chịu sự chỉ huy của người khác.
“Tôi vốn dĩ đã muốn dậy rồi, nhưng vừa bị mẹ giục một cái là tôi liền muốn ngủ nướng tiếp luôn”
“Tôi vốn dĩ đã lên kế hoach tập thể dục rồi, nhưng bạn học vừa hỏi tôi sao không đi tập thể dục đi, tôi liền không muốn đi nữa”
“Tôi có thể hoàn thành xong nhiệm vụ trước thời hạn, thỉnh thoảng còn thừa thời gian đi giúp người khác, nhưng một khi bị giục thì, xong, tôi chỉ muốn xin nghỉ phép”
“Tôi mua vài cuốn sách mới đang chuẩn bị xem, ba bỗng dưng từ đâu nói vọng lại một câu “mua rồi thì xem cho tử tế đi nhé”, tự dưng mất hứng xem luôn”
Nếu cảm thấy mình đã hoặc đang trải qua tâm lý này vậy thì bạn đang thuộc vào nhóm những người gọi là “bị động chán chường”.
Vốn dĩ ban đầu rất tích cực và sẵn sàng làm, nhưng một khi bị thúc giục, sẽ ngay lập tức xuất hiện tâm lý cự tuyệt.
Suy nghĩ của những người thuộc nhóm “bị động chán chường” đó là: rõ ràng là tôi có thể tự làm được điều đó, nhưng bạn cứ phải thích quản chuyện bao đồng là sao?
Dưới con mắt của họ, mọi việc nên là vì tôi muốn nên tôi sẽ làm, làm như vậy họ sẽ có được cảm giác thành tựu, bị người khác giục một cái sẽ biến thành “bạn giục tôi mới làm”, mà làm vậy thì đâu còn ngầu nữa.
“Thúc giục”, sát thủ số một làm xáo trộn nhịp sống của những người trẻ tuổi.
Thế hệ trẻ có ai không từng “được” kiểm soát từ khi còn nhỏ, nhưng, càng kiểm soát, càng phản kháng.
Ở kí túc, công việc mỗi ngày được sắp xếp rõ ràng đâu ra đó, vừa về đến nhà nghe mẹ nói làm cái này làm cái kia tự dưng không vui, không làm nữa.
Cái này gọi là “giục cái là chán, càng giục càng chán”. Tâm lý học chỉ ra rằng, tâm lý này thực ra là vấn đề mong muốn chủ quyền cá nhân.
Con người, ai cũng cần cảm giác tự kiểm soát cuộc sống của chính mình, nó giống như cảm giác an toàn vậy, bất cứ lúc nào cũng cần được đáp ứng, chỉ có như vậy, chúng ta mới có thể sắp xếp cuộc sống hợp lý hơn, cảm thấy ý nghĩa và hạnh phúc hơn.
Một khi bạn mất cảm giác được kiểm soát, bạn sẽ chống lại theo bản năng và mất đi sự nhiệt tình.
Chẳng hạn như việc “giục cưới”, cha mẹ thường đứng trên quan điểm của người qua đường cho rằng kết hôn muộn tồi tệ đến mức nào, luôn giục con cái nhanh lên một tý, rồi lại nhanh hơn nữa.
Còn câu trả lời của các bạn trẻ lại là “không yêu, không cưới, không sinh em bé”.
T., 28 tuổi, sau khi tốt nghiệp thạc sỹ đã vào làm cho một công thi viễn thông. Cô rất bất lực vì cha mẹ và người thân hay sắp xếp cho cô đi xem mắt.
“Cuối cùng cũng có thể đi làm rồi, có tiền rồi. Du lịch, tập gym, uống rượu, đi bar không tốt ư? Sao cứ phải vội lao vào cuộc sống chồng con cơm áo gạo tiền?
Trong mắt cha mẹ, các hành động này của T. là đang “buông thả bản thân”, “không biết lo chính sự”, dường như trên thế giới này chỉ có hôn nhân mới là việc lớn.
Để tránh phải tranh cãi với cha mẹ về vấn đề này, số lần T. về nhà càng ngày càng ít đi, thậm chí còn xin làm thêm trong kì nghỉ Tết.
“Nếu không giục thì có lẽ 30 tuổi là tôi sẽ kết hôn. Bây giờ một bên kiên trì cuộc sống độc thân tự do, một bên phải trốn tránh những kì vọng của cha mẹ, cuộc sống thật khó khăn.”
Giống như T., những người trẻ tuổi bị “giục” bởi cha mẹ về cuộc sống, tình yêu và công việc không phải là thiểu số.
Một bộ phận cha mẹ dường như đã quen với việc đưa ra quyết định cho con cái và can thiệp vào cuộc sống của chúng. Mọi người đều biết, mỗi người đều là một vũ trụ nhỏ và có quỹ đạo riêng. Nếu bị chèn và đẩy đi một cách ép buộc, nó có khả năng sẽ đi chệch khỏi đường đua đã được thiết lập đồng thời phá vỡ tiết tấu cuộc sống.
Mỗi một trái tim của những kẻ “bị động chán chường” đều có một deadline riêng.
Ai cũng muốn được tự kiểm soát, vậy tại sao lại phải đợi bị thúc giục thay vì hoàn thành nó trước?
Trên thực tế, mọi “bị động chán chường” đều là “giai đoạn cuối của chứng trì hoãn “. Nhưng họ có khái niệm khá độc đáo về thời gian của riêng mình. Càng là những người táo bạo thì càng trì hoãn lâu. H. là một điển hình như vậy. Rõ ràng là cần 8 giờ để hoàn thành công việc nhưng cô lại cứ luôn trì hoãn đến tận 30 phút cuối cùng.
“Có trời mới biết vào những phút cuối cùng, tôi có nhiều ý tưởng và chúng hiệu quả ra sao, ít nhất là gấp mười lần so với thông thường.” H. thừa nhận rằng dạo chơi ở rìa của deadline chẳng khác nào chơi với lửa, nhưng 1 lần rồi 100 lần, nếu đã như vậy rồi thì rất khó có thể trở lại trạng thái bình thường được.
Đối với H., lãnh đạo mỗi lần trước deadline mà hỏi: Làm đến đâu rồi? thì ngay lập tức sẽ làm cho niềm đam mê của cô tụt xuống tới chân dốc luôn.
Mọi kẻ “bị động chán chường” đều có một deadline, nó vẫn luôn ở đó, chỉ cần bạn đừng thúc giục.
Lý do tại sao những người “bị động chán chường” lại luôn rất “tự hào”, đó là bởi vì họ nghĩ rằng họ là những người rất có ý thức tự giác, nên làm không nên làm, nên làm sớm hay muộn họ đều hiểu rất rõ.
Abraham Maslow, nhà tâm lý học người Mỹ chỉ ra rằng: tự mình hiện thực hóa nhu cầu là tầng cao nhất trong nhu cầu của con người. Những người thuộc nhóm “bị động chán chường” cho rằng mình có tiềm năng và sáng tạo hơn người bình thường.
Khi deadline sắp đến, họ vẫn sẽ hoàn thành công việc tốt dù áp lực rất cao, rồi lần này tới lần khác hoàn thành thử thách của chính mình, liên tục vượt qua các giới hạn và trở nên mạnh mẽ hơn.
Luôn có những người chỉ trích những người trẻ không đủ nỗ lực, giục cũng không đi, thúc quá lại đi lùi lại. Trên thực tế, bên trong mỗi một “người trẻ thụ động” đều chứa một đứa trẻ quật cường.
Họ không yêu, không kết hôn, không làm đám cưới, không sinh em bé, không làm công việc mà cha mẹ mong muốn… họ có suy nghĩ riêng và không thể chịu sự chỉ huy của người khác.
Nhưng không phải tất cả các hành động “quật cường” là “bị động chán chường”, chỉ những người có khí chất, dám chịu trách nhiệm mới có quyền nói “không” với người khác.
Nếu không, mọi người đều là “bị động chán chường”, còn bạn lại là “bị động bỏ đi”.