5 cách thấu hiểu cảm xúc thông qua viết lách

Với nhiều người, việc cảm nhận hết những cảm xúc thì không phải là kinh nghiệm sẵn có.  Có thể, chúng ta đã không thật sự cảm nhận mà gạt bỏ những nỗi buồn, sự tức giận, thất vọng hay niềm đau đớn trong một khoảng thời gian dài. Nhưng đó cũng là một điều bình thường bởi vì nó là thứ bạn có thể thay đổi. Bạn có thể bắt đầu thấu hiểu những cảm xúc của mình bằng việc viết chúng ra.

Đừng lo lắng khi bạn không phải là dân văn (mặc dù bạn vẫn là người viết hàng ngày. Đừng lo lắng khi về những câu văn hoàn hảo, sâu sắc hay bác học. Hãy viết bằng chính trái tim mình. Nếu bạn muốn có vài cấu trúc và sự chỉ dẫn, năm ý tưởng dưới đây sẽ giúp bạn sử dụng cây bút khám phá những cảm xúc của mình.

1. Viết về những cảm xúc của mình theo ngôi thứ ba. Việc này giúp bạn tách biệt với cảm xúc của chính mình hay thậm chí là giúp bạn nhìn mình trong vai một người khác. “Gần đây Margarita (tác giả) cảm thấy thật tồi tệ với những nỗi bồn chồn lo lắng thường trực. Chứng mất ngủ quấy rầy khiến cô cáu kỉnh và đẩy cô đến giới hạn của sự chịu đựng.Cơ thể cô lúc nào cũng như bị điện giật. Cô không được nghỉ ngơi và luôn suy nghĩ về mọi thứ như đều trở thành những vấn đề phải lo lắng và giải quyết…”

2. Viết về những kỉ niệm. Tôi đã tình cờ biết đến cách này trong một mẩu ký sự đọc được hồi tháng hai năm nay. Nó là lời nhắc của Susan K. Perry, tác giả của “Viết liên tục: chìa khóa để nâng cao sự sáng tạo”. Để khám phá về những ký ức thời thơ ấu, cô ấy đã đề suất trong bài viết: Hãy nghĩ về điểm nhấn của những cảm xúc đặc biệt, và suy ngẫm về những câu hỏi: Khi nào bạn cảm thấy sợ hãi và lúng túng nhất? Khi nào bạn cảm thấy xấu hổ? Khi nào bạn cảm thấy bối rối, buồn bã, tức giận? Hãy viết một đoạn ngắn cho từng câu hỏi. Chọn một đoạn trong đó, và phát triển nó thành một câu truyện hoàn chỉnh.

84 Likes, 1 Comments - Michoucas Design (@michoucasdesign) on Instagram: “Perfect friday morning. #newthingsinmind #coffeetime”

3. Tạo cảm xúc cho một nhân vật tưởng tượng. Nghĩa là, hãy viết về một người hoàn toàn khác bạn (tên, tuổi, gia đình, quá khứ,…), nhưng thực chất người đó lại mang những cảm xúc thực sự của bạn. Miêu tả nhân vật đó. Miêu tả những cảm xúc. Giải thích tại sao họ lại cảm thấy như vậy. Tại sao họ lại có những khoảng thời gian khó khăn để cảm nhận những cảm xúc của chính mình. Hay những gì họ sẽ làm để đương đầu với nó (theo một cách tích cực).

4. Viết về cảm xúc của bạn thường xuyên. Trong cuốn sổ tay của bạn, hãy chia ra năm cột. Cột thứ nhất ghi “Ngày tháng năm” (thời gian mà bạn trải qua cảm xúc). Cột thứ hai là loại “Cảm xúc”. Cột thứ ba – “Cảm xúc đó diễn ra như thế nào”. Cột thứ tư về bạn “Cảm thấy như thế nào”. Cột thứ năm ghi “Nguyên nhân” hoặc “Tại sao bạn lại cảm thấy như vậy”. Bất cứ khi nào, với bất cứ cảm xúc nào bạn trải qua, hãy viết nó ra. Ưu điểm của phương pháp này là bạn có thể xem lại những gì đã viết, theo dõi một cách chi tiết, hiểu sâu hơn về những cảm xúc và bản thân. Ngoài ra nó có thể giúp bạn đương đầu tốt hơn với những vấn đề cảm xúc, hay có những quyết định thông thái cho chính mình. Rồi sẽ có những ngày, hay những tuần khác, bạn sẽ có những cảm xúc tương tự. Hay có thể những cảm xúc của bạn lại có cùng một gốc rễ (ví dụ: công việc của bạn, một người nào đó, sự mất ngủ và thiếu nghỉ ngơi). Có thể nỗi buồn lại gần giống như sự tức giận, và chúng thực sự lại được bắt nguồn từ một sự thất vọng hay nỗi thương tiếc nào đó.

5. Hãy viết về cảm xúc của bạn như đang viết một cuốn sách dành cho trẻ con. Đôi khi chúng ta giấu mình trong chính những ngôn từ phức tạp. Đôi khi chúng ta còn không chắc chắn về những gì mình cảm nhận. Hãy cố gắng khiến mọi thứ trở nên đơn giản.Làm cho bài viết của bạn rõ ràng và trung thực nhất có thể. Tập trung vào những yêu tố thực sự cần thiết. Viết để một đứa trẻ khi đọc cũng có thể hiểu bạn đến từ đâu. Viết mộtcách thẳng thắn bạn có thể.

Bắt đầu với những cảm xúc đơn giản nhất (hoặc thú vị nhất). Và hãy hoàn thiện cách viết của bạn qua từng câu chữ. Một cách chậm chạp. Thả lỏng bản thân trong từng tình tiết.

Tôi biết nó có thể khó, nhất là khi bạn phải đối mặt với những vết thương cảm xúc. Nên có thể bạn hãy bắt đầu với một cảm xúc khác nhẹ nhàng hơn. Một cảm xúc mà không có sự bùng nổ, ám ảnh hay quá nặng nề. Nói theo cách khác, hãy bắt đầu ở nơi mà bạn có thể hay với chính những cảm xúc của hiện tại.