Cuộc đua tạo ra chiếc máy bay đầu tiên trên thế giới là một trận chiến hiếm thấy giữa anh em nhà Wright và một quý ông ít được biết đến hơn với cái tên Samuel Pierpont Langley.
Bạn sẽ khám phá ra lý do tại sao bạn chưa bao giờ nghe nói đến cái tên sau ở đoạn dưới đây.
Có lẽ bạn đã đọc đâu đó trong sách giáo khoa lịch sử bắt buộc thời tiểu học – anh em nhà Wright chịu trách nhiệm tạo ra chiếc máy bay thành công đầu tiên. Bạn hẳn còn nhớ câu chuyện diễn biến thế nào…
“đó là một ngày gió lạnh, ngày 17 tháng 12 năm 1903, trên đồi Kill Devil ở Bắc Carolina… Orville lo lắng nhìn anh trai Wilbur trèo vào trong chiếc máy bay họ mất nhiều năm để hoàn thiện… thật kỳ diệu nó bay được 59 giây với khoảng cách 852 feet…”
Trong khi ngày nay “anh em nhà Wright” trở thành cái tên đầu tiên xuất hiện trong đầu bất kỳ ai khi họ nghe thấy từ “bay”, thì ngày xửa ngày xưa đó, cặp đôi này chỉ là những kẻ yếu thế.
Thực tế, trong cuộc đua trên bầu trời, hầu hết nước Mỹ đều dành tiền cho người đàn ông mà tôi đề cập phía sau, Langley.
Ông là một nhà thiên văn học cực kỳ thẳng thắn, nhà vật lý và người tiên phong trong lĩnh vực hàng không – một người mang sứ mệnh làm nên lịch sử. Tầm cỡ và uy tín cao của Langley khiến Thư ký Học Viện Smithsonian trao cho ông toàn bộ sự tín nhiệm và đề cử mà ông cần để kéo cả nước Mỹ về phía ông.
Chưa kể, ông còn được hậu thuẫn cực tốt từ Bộ Chiến Tranh, nơi đóng góp 50.000 đô la giúp ông là người đầu tiên có một con chim trên bầu trời.
Chuyện hơi dài dòng, nhưng bất chấp tất cả kỳ vọng, cỗ máy để bay của Langley cuối cùng rơi và cháy, trong khi cái máy bay của anh em nhà Wright lại cất cánh.
Một bên đã có toàn bộ thế giới, những nguồn lực khổng lồ và đầy tiền bên cạnh, còn bên kia chỉ có một cửa hàng xe đạp nhỏ và niềm đam mê bay.
Thế nên, hãy để tôi hỏi bạn điều này… bạn có thể đoán tại sao anh em nhà Wright lại đạt được mục tiêu còn Langley thất bại không?
Khen ngợi sớm khiến bạn cảm thấy như đã chiến thắng
Chiến thắng của anh em nhà Wright trước Langley đã được quyết định bởi niềm đam mê, động lực nội tại (Langley bị điều khiển chủ yếu bởi địa vị) và có lẽ cả lời ngợi khen.
Trong khi Langley chia sẻ tham vọng của mình với cả thế giới và được đánh giá cao về những kỳ tích mà ông chưa đạt được, thì anh em nhà Wright lại nhận được rất ít sự chú ý.
Một số chuyên gia cho rằng có thể lời khen ngợi sớm khiến cá nhân nhận được lời khen cảm thấy nhưng mình đã chiến thắng… và khiến họ ít có khả năng theo đuổi mục tiêu hơn.
Ví dụ, trong bài nghiên cứu của Peter Gollwitzer “When Intentions Go Public” (Khi nào công khai kế hoạch), ông đã đặt ra câu hỏi này:
Các nhà khoa học có khả năng nghiên cứu nhiều hơn nếu họ kể cho đồng nghiệp nghe về các dự định của họ hay nếu họ giữ những dự định đó cho riêng bản thân?
Gollwitzer và nhóm nghiên cứu của ông đã thực hiện nhiều nghiên cứu, dưới đây là một trích đoạn ngắn từ phát hiện của họ:
“Việc người khác chú ý đến những dự định liên quan đến danh tính cụ thể của một người dường như tạo ra một cảm giác hoàn thành sớm liên quan đến mục tiêu của danh tính đó.”
Bằng tiếng Anh, Gollwitzer thấy rằng khi cá nhân đặt ra mục tiêu gắn liền với danh tính của họ rồi chia sẻ nó cho người khác biết, thì người đó sẽ ít có khả năng đạt được mục tiêu.
Ví dụ, nếu mục tiêu của bạn là bắt đầu uống nhiều nước hơn, và bạn nói với bạn bè, gia đình mình rằng bạn sẽ bắt đầu uống nhiều nước, điều này thực sự ít hoặc không có ảnh hưởng tới việc bạn thực sự uống thêm nước hay không.
Tại sao? Vì uống nhiều nước hơn không phải là thứ bạn gắn với danh tính của mình.
Nói cách khác, nếu mục tiêu của bạn là giảm 40 lbs và 2-3 size vòng eo, đăng nó lên Facebook có lẽ không phải ý tưởng hay. Bề ngoài của bạn là thứ quen thuộc nhất bạn có thể nhận ra. Vì thế, nếu bạn nói với mọi người kế hoạch giảm cân, mọi người sẽ nói với bạn rằng bạn tuyệt thế nào, và trông sẽ hay ho hơn ra sao, vì thế bạn sẽ càng ít có khả năng giảm cân được.
Phát hiện này có chút phản trực giác, khi chúng ta luôn được các giáo viên dạy cách phát triển bằng cách thiết lập mục tiêu, chia sẻ mục tiêu, từ đó khiến bản thân có trách nhiệm đạt được điều đó.
Nhưng lý thuyết này chắc chắn vẫn có trọng lượng (vì nó vẫn khiến nhiều người chú ý), và trong số đó có một loạt các doanh nhân rất thành công, như Derek Sivers, nhà sáng lập CD Baby.
Sivers đã nói chuyện trong TED Talk về chủ đề này gần một thập kỷ trước. Để chứng minh quan điểm của mình, anh đã yêu cầu khán giả tưởng tượng xem họ cảm thấy thế nào khi chia sẻ mục tiêu của mình cho người khác:
“Hãy tưởng tưởng những lời chúc mừng và ấn tượng hình ảnh của họ về bạn cao thế nào. Bạn có thấy tuyệt khi nói về điều đó to lên không? Bạn có cảm thấy gần mục tiêu hơn một bước rồi không? Giống như nó đã trở thành một phần bản sắc của bạn rồi phải không?
Vâng, tin xấu đây. Bạn nên ngậm miệng lại. Cảm giác tốt đẹp kia sẽ khiến bạn ít có khả năng làm điều đó.”
Sivers tiếp tục giải thích rằng đó là vì “cảm giác ấm áp” này sẽ giữ chúng ta lại, không còn biết tranh đấu để thực sự đạt được mục tiêu.
Khi chúng ta cởi mở chia sẻ mục tiêu của mình, chúng ta đã trải qua một cảm giác thành công mà thông thường chỉ diễn ra sau khi đã hoàn thành mục tiêu.
Kết quả thì sao? Chúng ta không thực sự theo đuổi mục tiêu.
Các giải pháp thay thế để chia sẻ mục tiêu của bạn
Gần đây tôi đã chia sẻ ba chiến thuật kinh doanh trong đời thực để đạt được “mục tiêu to lớn” của bạn. Nhưng giờ hãy nói về những gì có thể thực sự vận hành khi mục tiêu của bạn đạt được thành công.
Vì hai phương pháp tiếp cận tới điều này đều trực quan nhưng hiệu quả, và nó liên quan đến hai triết lý, gọi là “Thiết lập sự sợ hãi”, và, nỗ lực bao quanh mình bằng sự cạnh tranh.
Chấp nhận sự sợ hãi trong việc chia sẻ mục tiêu
Doanh nhân, nhà đầu tư thiên thần và nhà văn Tim Ferriss, đã có một buổi nói chuyện thật khó tin với TED Talk về làm cách nào để thiết lập sự sợ hãi lại là công cụ đạt được mục tiêu.
Anh khuyên rằng thay vì ám ảnh với việc chia sẻ mục tiêu của bạn, bạn nên đối mặt trực diện với tất cả những nỗi sợ hãi đang ngăn cản bạn đạt được mục tiêu.
Ví dụ, nếu mục tiêu của bạn là bắt đầu khởi nghiệp. Ferriss khuyên bạn nên viết ra tất cả những nỗi sợ hãi của bạn liên quan tới khởi nghiệp.
Có thể là “Mất toàn bộ tiền”, “Bị sa thải khỏi công việc đang làm”, “Bị chê cười nếu thất bại”.
Một khi bạn viết ra chúng, bạn nên viết cả cách bạn dùng để ngăn chặn những nỗi sợ này (hoặc giảm thiểu khả năng chúng xảy ra).
Ví dụ, với nỗi sợ đầu tiên “mất toàn bộ tiền”, biện pháp ngăn chặn của bạn có thể là “Tôi chỉ đầu tư 2.500 đô trước để tôi không thể mất toàn bộ tiền”.
Cuối cùng, sau khi viết xong các biện pháp, bạn nên viết xuống cách bạn sửa chữa những gì bạn sợ sẽ xảy ra nếu chúng thực sự giúp ngăn những điều đó xảy ra.
Chẳng hạn, để sửa chữa việc mất 2500 đô, bạn có lẽ cần viết “Nhận một công việc làm thêm – làm bartender – cùng với công việc chính cho đến khi tôi kiếm đủ 2500 đô trở lại.”
Bằng cách tập trung vào thiết lập sợ hãi quanh việc chia sẻ mục tiêu, bạn sẽ loại bỏ nỗi sợ khiến bạn không đạt được mục tiêu của mình.
Tự bao quanh mình bằng sự cạnh tranh
Ngoài việc thiết lập sự sợ hãi, bao quanh bản thân bằng sự cạnh tranh cũng là ý hay.
Hàng tá cạnh tranh lành mạnh cũng có thể tốt cho doanh nghiệp của bạn. Ở JotForm, họ dùng cạnh tranh với các lợi thế của mình (các sự kiện như hackweeks) để đạt được mục tiêu phát hành sản phẩm.
Một nghiên cứu hai năm trước trên tờ Preventive Medicine Reports, đã mang tới chút ánh sáng về việc cạnh tranh tác động đáng kể lên mục tiêu của chúng ta thế nào.
Nghiên cứu đưa 800 sinh viên đại học và sau đại học tại ĐH Pennsylvania vào một chương trình thể dục kéo dài 11 tuần, mỗi người được chỉ định làm việc một mình hoặc theo nhóm.
Ngoài ra, các nhóm được thiết kế để hỗ trợ hoặc cạnh tranh nhau.
Kết thúc nghiên cứu, người ta thấy rằng các sinh viên trong các nhóm cạnh tranh có 90% đạt được mục tiêu bài tập theo lịch trình so với các nhóm khác.
Không chỉ có con số đáng kinh ngạc này, thí nghiệm còn chứng minh rằng cạnh tranh có thể tạo ra mức độ cam kết cao hơn giữa những người theo đuổi mục tiêu.
Khi bạn vây quanh mình bằng sự cạnh tranh, không có nghĩa là bạn phải chia sẻ mục tiêu với đối thủ. Bạn không phải nói cho đối thủ hay người khác rằng lớp thể dục, chương trình đào tạo cross – fit hay giải bóng rổ thực ra để thực hiện mục tiêu giảm 50 lbs của bạn.
Nhưng bằng cách có mặt và đặt bản thân vào môi trường cạnh tranh, bạn sẽ có nhiều khả năng thúc đẩy sự chăm chỉ hơn và hiện diện thường xuyên hơn – hai yếu tố có thể giúp bạn đạt được mục tiêu.
Khoa học đằng sau việc đạt được mục tiêu luôn là một chủ đề thú vị
Trong khi vẫn có nhiều doanh nhân ủng hộ ý tưởng rằng bạn không bao giờ cần tới mục tiêu, tôi gần đây đã giải thích tại sao thiết lập mục tiêu lớn có thể làm bạn khốn khổ.
Dù bạn quyết định có chia sẻ mục tiêu của mình hay không, những gì tôi thu được trong 12 năm làm kinh doanh là bạn nên có con đường của riêng mình.
Những gì phù hợp với người khác không phải luôn vận hành với bạn. Và những gì phù hợp với bạn hôm nay không thể luôn phù hợp với bạn ngày mai.