Khi mà kiến thức lại trở thành rào cản đối với thành công
Kiến thức là sức mạnh
Đây là một cụm từ phổ biến – cụm từ này được lặp đi lặp lại từ người này qua người khác nhưng ý nghĩa thực sự lại chả mấy ai mang ra cân đo đong đếm.
Mặc dù cụm từ này thường gắn liền với nhà triết học người Anh Sir Francis Bacon, nhưng nó hàm nghĩa của nó đã xuất hiện ở văn viết từ rất sớm trong văn học Hồi giáo thế kỷ thứ X.
Trong cuốn kinh phạm Nahj Al-Balagha, con rể của Muhammad – Imam Ali – định nghĩa sức mạnh là một thứ ảnh hưởng quyền lực:
“Kiến thức là sức mạnh và nó là công cụ để có thể sai khiến. Một kẻ có kiến thức trong suốt cuộc đời có thể làm kẻ khác vâng lời và tuân theo hắn và khi chết hắn sẽ được tán dương và tôn kính.” – Câu 146
Đến thăm bất cứ giảng đường đại học nào và bạn sẽ nhận thấy hàng trăm giáo sư thao giảng về mọi thứ từ khoa học máy tính đến vật lý lý thuyết rồi đến cả giải mã những tên Hipster – đúng thế, có lớp học như thế tồn tại đấy.
Hầu hết các giảng viên nhớ được nhiều thông tin hơn một người bình thường có thể nhớ. Tuy nhiên phần lớn xã hội bây giờ không đòi hỏi một sự “mạnh mẽ” về kiến thức như thế.
Rõ ràng là cụm từ trên đã phát triển để bao gồm cả: “phát triển cá nhân và gia tăng cơ hội nghề nghiệp”
Ví dụ, một người càng biết nhiều về tài chính, họ càng có nhiều lựa chọn để tiết kiệm tiền khi về hưu.
Nhưng nhiều kiến thức không phải lúc nào cũng tốt? Và thực sự kiến thức có giúp chúng ta có ảnh hưởng lớn? Theo quan điểm của tôi thì không.
Nhờ những tiến bộ về khoa học công nghệ, đạt tới trình độ thành thạo trong hầu hết mọi lĩnh vực trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Với sự tiếp cận hàng nghìn các khóa học trực tuyến miễn phí, blogs và podcasts 24/7, chúng ta hoàn toàn có thể cải thiện kiến thức ngay cả khi bạn vẫn xúng xính bộ đồ ngủ.
Tuy nhiên những cuộc đối thoại với bạn bè, đồng nghiệp và các những thành viên trong gia đình đã khiến tôi tin rằng việc tiêu thụ thông tin ngày nay đã trở thành một xu hướng sai trái.
“Học hỏi giờ trở thành một hình thức mới nhất của gia tăng trì hoãn.”
Tất nhiên, trớ trêu thay là tôi đang viết một bài báo mà chính tôi cũng chẳng thể tiếp thu hết được. Nhưng tôi mong là có thể chia sẻ những góc nhìn khác để khuyến khích độc giả hình thành được cách học có chiến lược hơn.
Việc đọc, nghiên cứu và học hỏi liên tục có thể đem đến vỏ bọc sai lệch về thành công đối với những doanh nhân tham vọng. Lấy Abhishek V.R. làm ví dụ, anh ta dành hai năm tìm hiểu thông tin về cách tạo lập wbsite và điều hành một dịch vụ kinh doanh trực tuyến trước khi thực hiện ý tưởng đó.
“Tôi như là chuyên gia về mọi thứ từ mạng xã hội đến copywriting. Đoán xem tôi đã làm ra bao nhiêu tiền trong thời gian tìm hiểu ròng rã suốt hai năm? Không một đồng nào cả. Tôi không làm ra một đồng nào chỉ vì tôi không bắt tay vào tạo ra bất cứ thứ gì.”
Câu chuyện của Abhisbek cũng không phải là điển hình. Thậm chí những doanh nhân dày dặn kinh nghiệm đôi khi cũng mắc mớ với đống thông tin quá tải, vốn cho thấy trọng tâm kiến thức quá thường cũng vô nghĩa. Vì vậy, có thể không chỉ chú trọng hoàn toàn kiến thức đơn thuần – mà là tiếp nhận vừa đủ lượng kiến thức để hình thành nên quyết định thông minh.
Hiểu biết không đồng nghĩa với học hỏi
Đạt được mục tiêu lớn thường đòi hỏi nhiều hơn là nhớ gì nói nấy; mục tiêu lớn yêu cầu một sự hiểu biết các vấn đề cốt lõi một cách sâu sắc. Nhưng chúng ta vẫn gắn việc học với việc ghi nhớ sự việc, công thức và khái niệm. Dù học về từ vựng tiếng Tây Ban Nha hay lặp đi lặp lại cách mà “Culumbus băng qua biển xanh vào năm 1492”, nhồi nhét thông tin đang là tiêu chuẩn với rất nhiều người trẻ.
Đó là lý do tại sao tôi rất ngạc nhiên khi biết các chuyên gia giáo giục tin rằng gợi nhớ thông tin là bước đệm cho hiểu biết toàn diện. Các giáo viên từ mầm non đến lớp 12 và các giảng viên đại học trên thế giới thường lên các bài giảng dựa trên thang phân loại Bloom (bao gồm 6 giai đoạn, bắt đầu bằng ghi nhớ, hiểu, ứng dụng, phân tích, đánh giá và sáng tạo)
Cho dù thấu hiểu toàn diện (total comprehension) bao gồm nhiều hơn là đọc sách giáo khoa và nghe giảng, đây dường như vẫn là quá trình gắn bó với chúng ta ngay cả sau khi tốt nghiệp. Có lẽ nhiều giảng viên vẫn ưu tiên việc ghi nhớ nằm lòng hơn là sự sáng tạo và thực nghiệm logic (logical experimentation), nhưng xu hướng này vẫn khiến chúng ta vướng mắc. Quá nhiều kiến thức mà không thực hành dẫn với quá tải, chán nản và sai hướng. Sau cùng, chúng ta sẽ nhận ra: Kiến thức chẳng là gì nếu không áp dụng nó. Và nếu thành thật với bản thân, chúng ta chẳng bao giờ nhớ được hết thông tin mà chúng ta tiếp nhận
Suốt những năm 1960, Phòng Nghiên cứ Huấn luyện Quốc gia đã tiến hành kiểm tra mức độ lưu giữ thông tin của sinh viên sau 24 giờ học tập đa dạng. tổ chức nhận thấy các thí sinh tham gia chỉ lưu giữ được 10% lượng thông tin qua quá trình đọc.
Ngược lại, họ ghi nhớ được tới 75% lượng thông tin mà họ đã thực hành và 90% lượng thông tin mà họ dạy cho người khác.
Authors Rena Palloff và Keith Pratt khẳng đinh lại điều này trong cuốn sách của họ, Assessing the Online Learner: Resources and Strategies for Faculty:
“Đánh giá mà khuyến khích người học thực sự thực hành việc gì đó để chứng minh việc tiếp thu kiên thức hơn là làm những bài kiểm tra không chỉ cho thấy lượng kiến thức được tiếp thu tốt hơn mà còn đồng nghĩa với có kết quả tốt hơn và nâng cao thực lực.”
Kiến thức không sử dụng sẽ mai một dần. Đó là lý do các doanh nhân thành công nhất thế giới thường xen kẽ việc học hỏi kiến thức và thử nghiệm nó.
Quá trình sẽ diễn ra như thế này:
Đọc / nghe / nhìn → Thực hành → Đánh giá → Lặp lại
Một người có thể quyết định củng cố kiến thức mới bằng cách chia sẻ với những người khác. Chúng ta có thể đăng tải những hướng dẫn cấp tốc về những phát kiến mà chúng ta vừa tìm thấy lên Youtube; bàn luận về những phát kiến mới với bạn bè, đồng nghiệp, người thân; hoặc thậm chí gia sư cho những người khác nữa.
Học một cách ép buộc sẽ làm chệch hướng sự sáng tạo.
Bạn đã từng thấy một đứa trẻ không tự định hướng được chưa? Đoán xem chúng học được bao nhiêu mà không có sự thúc ép. Ví dụ, trẻ em mới biết đi nhìn bố mẹ trước khi có thể tự đi được. chúng ngã một vài lần rồi tự đứng dậy và cố gắng thử lại. Trẻ con không cảm thấy nản lòng bởi những thất bại nhỏ vì chúng không có khái niệm về sự thất bại, chúng tiếp tục thử những điều mới vì chúng thấy vui.
Chúng ta đều đã từng là trẻ con. Những thích thú tự nhiên khiến chúng ta nói được, nhận biết tín hiệu xung quanh và học những thứ ta cho rằng quan trọng. Rồi mãi đến khi có trường học, việc học trở thành một nghĩa vụ. hay nói cách khác. Học hỏi là rất tự nhiên – cho đến khi chúng ta ép phải học.
“Chúng ta gửi những đứa trẻ tới trường rồi hỏi tại sao bọn trẻ lại không còn có động lực vậy. Bởi vì chúng ta đã tước đi những động cơ cơ bản của việc học: tò mò, vui thú, tiếp xúc xã hội”, theo ông Peter Gray, giáo sư tâm lý học tại Đại học Boston.
Quan sát của Gray không mới; những năm 1970s đã có thuật ngữ chiến dịch không giáo dục tại trường học (unschooling movement). Đặt ra bởi nhà giáo dục học John Holt, thuật ngữ này ám chỉ một quan niệm triết học mà khuyến khích việc tự lựa chọn các hoạt động của người học như là một phương thức cơ bản của giáo dục.
Cũng giống với giáo dục tại gia (homeschooling), những trẻ em không đến trường sẽ học qua những tiếp thu kinh nghiệm cuộc sống tự nhiên. Về cơ bản, tò mò thúc đẩy quá trình học. Những công cụ học tập có thể là chơi đùa, làm việc nhà, kinh nghiệm làm việc, thực tập, du lịch và nhiều tài nguyên gióa dục khác.
“Lý do duy nhất ai cũng ghét việc học bởi vì nó được tạo ra như là một nghĩa vụ: một sự thúc ép và không tự nguyện. Là những người không học tại trường, chúng tôi nhận ra rằng việc học bẩm sinh như việc thở vậy. và nếu việc học không đi cùng với niềm vui, thì sao có thể vui suốt cuộc đời được.” theo Idzie Desmarais.
Trong khi tôi không nói việc không học ở trường do quyết định của bố mẹ, tôi nghĩ chúng ta đề có thể biết rằng thật tệ khi bị thúc ép. Là một doanh nhân, chúng ta phải cực kỳ thành thật với những động lực của mình: Có phải chúng ta đang tìm kiếm kiến thức về chủ đề chúng ta thực sự yêu thích? Hay là chúng ta đang chỉ tiếp thu lượng lớn thông tin vì chúng ta tin mình cần phải làm thế?
Đôi khi chúng ta cần phải quên những điều đã học.
Hầu hết đều nhìn nhận việc học là có thêm kiến thức và kỹ năng. Nhưng đôi lúc cũng cần phải bỏ thứ cũ mà học cái mới.
Ví dụ như Einstein. Ông ấy sẽ không bao giờ khám phá ra thuyết tương đối nếu ông ấy không thoát khỏi những định luật về chuyển động của Newton. Hầu hết các phát kiến khoa học đều là những bứt phá khỏi những mô hình khoa học cũ. Tiếp cận một phương thức mới với một góc nhìn mới không phải lúc nào cũng dễ dàng. Tập trung vào những cái mới và phát triển nó khác với cái trước là cần thiết. Chúng ta tự hỏi điều gì khác biệt đến thế?
Và đôi khi tốt hơn hết là giao phó cho ai đó
Những doanh nhân thành công nhất tối đa hóa thời gian trong lĩnh vực mà họ quan tâm nhất. Và khi họ trở nên thành công hơn, họ sẽ giao phó những công việc kém thú vị cho những người khác. Một bài học mà bất cứ nhà sáng lập dày dặn kinh nghiệm nào cũng hiểu: Đơn giản là 1 ngày không có đủ thời gian để bạn ôm hết tất cả.
Vì vậy tại sao phải cố đọc hết mọi quyển sách, nghe hết mọi thông tin, và xem hết đống TED Talk? Nếu biết không thể kham được hết, thì chúng ta không cần phải ôm hết vào người.
Ví dụ công ty JotForm của tôi lập trình một web dành cho các tổ chức bị hạn chế về thời gian. Những nhà phát triển của chúng tôi sử dụng kinh nghiệm chuyên môn qua nhiều thập kỉ về ngôn ngữ lập trình, thiết kế đồ họa và nguyên tắc nền tảng web để cung cấp một chức năng vượt trội cho các tổ chức. Vậy bạn – một người không biết tạo web – sẽ dành hàng giờ liền mỗi ngày để cố gắng tạo một web, hay chỉ đơn giản trả một ít phí đăng kí dịch vụ mỗi tuần để sử dụng dịch vụ web của chúng tôi?
Thật ra, có rất nhiều giải phát công nghệ có sẵn để tiết kiệm thời gian, năng lượng và tiền bạc. chúng ta sống trong kỷ nguyên kiến thức và tài nguyên dịch vụ vô tận. Chìa khóa đến thành công dường như là điều chỉnh lượng kiến thức thu nhận, rồi áp dụng các kiến thức đó vào thực hành.
Càng ít ám ảnh với lượng thông tin hay các đầu sách cập nhật hàng ngày, chúng ta càng có nhiều thời gian để sáng tạo hơn.
Chẳng phải đó là con người mà chúng ta đang cố gắng trở thành trong 5 năm tới sao?