Kiểu vận hành tâm trí trong đó người ta thường ưu tiên người khác trước mình lại rất phổ biến. Các nhà tâm lý gọi đó là kiểu lệ thuộc. Một số nạn nhân có ý thức về điều đó hoàn toàn, nhưng cũng có nhiều người hiểu về sự lệ thuộc đó ít hơn. Khi bạn để nhu cầu của người khác lên trên nhu cầu của bạn, bạn đang tự đặt mình vào thế nguy hiểm về mặt tâm trí. Bởi vì các nhu cầu của bạn ở thứ tự ưu tiên kém hơn,
không bao giờ được thỏa mãn, và điều đó cản trở bạn hạnh phúc…
Sự lệ thuộc cản trở hạnh phúc của bạn
Lucie là người tươi tắn, dễ chịu, được mọi người đánh giá tốt. Đó là kiểu người luôn sẵn lòng và sẵn sàng phục vụ bạn, đôi khi còn trước khi bạn cần phải đề nghị.
Cô ấy là sinh viên ngành tâm lý, bởi vì cô ấy rất quan tâm tới người khác nghĩ gì, người khác chịu đựng điều gì.
Cô ấy rất cởi mở đối với các trao đổi và thấu hiểu, và chắc hẳn sẽ trở thành một nhà tâm lý tuyệt vời.
Nhưng, Lucie sống chung với Gérard, và, khi cô ấy hình dung rằng mình trở thành một nhà tâm lý lâm sàng, để tư vấn và giúp đỡ những người có khó khăn, bạn trai của cô đã khuyên cô đăng ký để trở thành một nhà tâm lý lao động sản xuất. “Có nhiều nơi nhận việc hơn, và được trả lương cao hơn”, anh ấy giải thích như vậy.
Lucie không hào hứng lắm khi theo ý kiến của anh ta, không phải bởi vì anh ấy phải thuyết phục cô, mà bởi vì, sâu thẳm trong cô, cô sợ làm anh mếch lòng. “Hơn tất cả, khi người ta là một cặp, các quyết định cần được cả 2 thống nhất, không phải thế sao?” Lucie tự thuyết phục mình rằng cô đã lựa chọn đúng. Lucie cũng đã muốn theo học ngành y để trở thành bác sĩ tâm thần, xong bố mẹ cô cũng đã không khuyến khích cô. “Đối với phụ nữ, việc theo học y là quá lâu và quá khó”. Và Lucie đã không dám phản đối bố mẹ. Tình huống khác, Lucie thích những bộ quần áo ngông cuồng một chút với những màu sắc sống động. Nhưng Gérard đã ngăn cản cô, bằng cách giải thích cho cô rằng anh cảm thấy nó lòe loẹt và nực cười, cuối cùng thì cô có thói quen mặc đồ màu đen, xám hoặc socola để không làm vừa lòng anh. Về mặt cư xử thì cô tỏ ra như vậy, nhưng bên trong cô, thường xuyên cô cảm thấy giận dữ đối với anh ta.
Lucie đã để mình ngày càng trở nên lệ thuộc. Trên thực tế, chính người bạn đời đưa cho cô ấy ý kiến, bố mẹ cô ấy cũng làm vậy, mặc dù, những người này hoàn toàn có thể chấp nhận Lucie trả lời rằng: “đó là ý kiến của anh/bố/mẹ, nhưng về phần con, con nghĩ khác. Việc học ngành y là rất phù hơp
với con, những màu sắc sinh động làm cho em cảm thấy tươi tắn hơn” và mọi người xung quanh dễ dàng để cho cô sống cuộc sống của chính mình như chính cô vẫn chờ đợi điều ấy.
Nỗi sợ không được yêu thương
Kiểu vận hành tâm trí bên trong Lucie đến từ sâu thẳm của nỗi sợ không được yêu thương, không được chấp nhận. Những người có kiểu tư duy này có cảm nhận rằng, nếu họ nói ngược lại với một ai đó, nếu họ không lịch sự/ngoan, thì
người đó sẽ không yêu thương họ nữa, họ sẽ bị bỏ rơi.
Cách vận hành này cũng thể hiện mong muốn không làm người khác phải chịu đựng. Họ tin rằng nếu họ phản ứng tiêu cực chống lại người khác, sẽ dẫn tới những đau khổ mà họ phải có trách nhiệm. Và họ nhận lấy những bắt buộc đối với mình từ người khác. Đôi khi họ cũng nhận ra kiểu vận hành này, và rồi họ tự nhủ “tại sao mình lại luôn nghe lời người khác? Tại sao mình cảm thấy bị bắt buộc trở thành người luôn phục vụ như vậy? Tại sao mình lại tự quên mình, trong
khi mình luôn sẵn sàng vì người khác? Tại sao mình không thể tự khẳng định được bản thân mình?”
Nhưng cũng khá thường xuyên, những người này không ý thức được rằng mình là người lệ thuộc vào người khác. Họ có thói quen cư xử như vậy theo một kiểu đạo đức vị tha rằng “những người khác suy nghĩ kỹ và tính toán rất nhiều rồi, tốt hơn bạn. Cần phải luôn nghĩ vì người khác trước khi nghĩ đến bản thân”, và sự lệ thuộc này trở thành bản chất thứ hai của họ.
Và cảm xúc nổi giận ở bên trong …
Những người có kiểu tâm trí vận hành này cho rằng điều đó là bình thường, mà không nhận ra rằng họ đang tự giới hạn mình, tự cản trở mình sống cuộc sống thực sự của chính mình. Một chỉ số chỉ ra rằng khi bạn vận hành như vậy, có một cơn giận dữ ở bên trong bạn: khi bạn hao tổn sức lực vì người khác, bạn quên đi các nhu cầu riêng của bạn. Và đột nhiên, bạn tức tối với những người khác, mà đã cản trở bạn sống cuộc sống như bạn mơ ước.
Vấn đề, đó là cơn giận này lên tiếng kêu cứu trong tâm hồn bạn. Nó nói với bạn rằng bạn luôn để lại mình ở sau cùng, và rằng nếu điều đó còn tiếp tục, sẽ không bao giờ bạn sống cuộc sống của mình, không bao giờ bạn tìm ra cách để thực hiện những mơ ước của bạn, những thiên hướng của bạn, bởi vì những người khác luôn ở trên hết. Và đó là một sự đau khổ lớn, một sự chịu đựng rất nặng nề.
Sự giận dữ này có thể tồn tại ở dưới dạng mối oán giận. Bạn là người đại lượng, nhưng bạn cho đi với sự ghê tởm, bởi vì bạn cảm thấy bị bắt buộc. Điều đó là bình thường, bởi vì người ta không cho đi với nụ cười rằng bản thân người ta
là đầy tràn, hay ít ra là với sự hớn hở.
Bởi vì bạn không muốn làm tổn thương người khác, nếu bạn thể hiện sự oán giận hay cơn giận dữ, bạn sẽ không thể hiện nó một cách công khai, vì nỗi sợ làm đau hoặc làm tổn thương. Bạn tự trả thù mình theo cách bị động, bằng cách
quên đi những điều bạn đã hứa, bằng cách làm một việc khác.
Bạn kháng cự một cách bị động khi bạn cảm thấy mình bị sử dụng. Vấn đề là, thông điệp là không rõ ràng, và rằng người khác không hiểu rõ điều gì ở thái độ của bạn. Theo thời gian, bạn làm lớn dần cơn giận dữ này, mối oán hận này và bạn có thể nổi cáu đột ngột: bỏ làm việc, cắt đứt mối quan hệ
với bạn bè, quyết định không nhìn mặt cha mẹ…
Và những người khác hiểu sai điều gì diễn ra đột ngột với bạn như vậy, không hiểu rằng giọt nước đã làm tràn ly !
Làm thế nào thoát ra khỏi sự vận hành tâm trí kiểu lệ thuộc này khi đang lún sâu
Bước đầu tiên, cần phải nhận biết ra tình huống. Trên thực tế, phần lớn mọi người chịu đựng kiểu vận hành này và cảm thấy mệt mỏi mà không biết sự khó chịu này đến từ đâu.