Than thân trách phận là thói quen tự làm hại bản thân

Tự thương thân không phải là liều thuốc tinh thần như chúng ta hằng tưởng. Nó là “dược chất” có sức gây mê và tàn phá khủng khiếp nhất, tạo nên những khoái trá tạm thời và tách rời nạn nhân khỏi thực tại.

Tự thương thân không phải là liều thuốc tinh thần như chúng ta hằng tưởng. Nó là “dược chất” có sức gây mê và tàn phá khủng khiếp nhất, tạo nên những khoái trá tạm thời và tách rời nạn nhân khỏi thực tại. 
– JOHN GARDNER

Nhiều tuần sau tai nạn của Jack, mẹ của cậu bé vẫn không thể ngừng nói về “sự việc khủng khiếp” đó. Mỗi ngày, chị đều kể lại cặn kẽ việc cả hai chân của Jack bị gãy khi bị chiếc xe buýt chở học sinh đâm phải ra sao. Chị cảm thấy tội lỗi vì đã không có mặt ở đó để bảo vệ con. Phải nhìn con mình ngồi xe lăn trong nhiều tuần là việc gần như quá sức chị có thể chịu đựng. Mặc dù các bác sỹ đã dự đoán Jack có khả năng hồi phục hoàn toàn, chị vẫn liên tục cảnh báo con trai rằng đôi chân của cậu có thể sẽ không bao giờ lành hẳn được. Chị làm vậy là vì muốn cảnh báo con rằng nếu nhỡ có việc gì nữa thì con có thể không còn đá bóng hay chạy chơi như những đứa trẻ khác được nữa. Chị muốn phòng xa.

Mặc dù về mặt y tế, các bác sỹ đã cho phép Jack được trở lại trường học nhưng bố mẹ cậu bé vẫn quyết định rằng người mẹ sẽ nghỉ việc để dạy con học tại nhà cho đến hết năm. Họ cho rằng việc hằng ngày phải nhìn và nghe tiếng xe buýt có thể gợi lại quá nhiều ký ức xấu. Họ cũng muốn tránh cho con khỏi việc phải ngồi xe lăn trong lúc bạn bè chơi đùa. Họ hy vọng rằng ở nhà sẽ giúp Jack hồi phục nhanh hơn, cả về cảm xúc và thể chất.

Jack thường hoàn thành việc học trong buổi sáng rồi dành cả buổi chiều và tối xem TV và chơi trò chơi điện tử. Trong vòng vài tuần, bố mẹ cậu bé nhận thấy tâm trạng của con dường như thay đổi. Từ một đứa trẻ vốn lạc quan, vui vẻ, Jack trở nên cáu kỉnh và buồn bã. Bố mẹ cậu bé lo rằng vụ tai nạn có thể đã gây nên sang chấn ở mức sâu và nặng nề hơn so với những gì họ tưởng tượng. Họ quyết định cho con đi trị liệu, hy vọng có thể giúp Jack đối phó với các vết sẹo cảm xúc trong mình.

Hai người đưa Jack đến một bác sỹ trị liệu nổi tiếng có kinh nghiệm về sang chấn ở trẻ em. Vị bác sỹ này đã nhận được giới thiệu từ bác sỹ nhi, vì vậy đã biết trước một chút những gì Jack từng trải qua.

Khi Jack được mẹ đẩy xe lăn vào phòng trị liệu, cậu bé chỉ lặng lẽ nhìn chằm chằm xuống sàn nhà. Người mẹ bắt đầu nói: “Chúng tôi đã gặp rất nhiều khó khăn kể từ khi xảy ra vụ tai nạn khủng khiếp này. Nó thực sự đã hủy hoại cuộc sống của chúng tôi và gây ra nhiều vấn đề về cảm xúc cho Jack. ằng bé không còn như trước kia nữa”.

Trước sự ngạc nhiên của người mẹ, bác sỹ trị liệu không đáp lại bằng sự thương cảm. ay vào đó, cô hào hứng nói: “Chà, cô mong được gặp cháu lắm đó Jack! Cô chưa bao giờ gặp một đứa trẻ nào có thể đấu thắng cả một chiếc xe buýt cả! Cháu nói cho cô nghe, làm sao cháu có thể đấu với một cái xe buýt mà thắng được nó vậy?”. Lần đầu tiên kể từ sau vụ tai nạn, Jack mỉm cười.

Vài tuần tiếp theo, Jack đã cùng với bác sỹ trị liệu viết một cuốn sách riêng, đặt tên nó là How to Beat a School Bus (tạm dịch: Làm sao để thắng một chiếc xe buýt). Cậu bé đã kể lại một câu chuyện tuyệt vời cho biết cậu đã xoay xở ra sao để đối đầu với một chiếc xe buýt chở học sinh và thoát được mà chỉ bị gãy vài cái xương.

Cậu bé thêm thắt cho câu chuyện bằng cách miêu tả mình đã nắm lấy ống xả thế nào, xoay người để bảo vệ phần lớn thân thể khỏi bị xe đụng ra sao. Bất chấp các chi tiết phóng đại, phần chính của câu chuyện vẫn được giữ nguyên – Jack sống sót bởi là một đứa trẻ kiên cường. Jack kết lại cuốn sách của mình với một bức chân dung tự họa. Cậu bé vẽ mình ngồi trên xe lăn, khoác áo choàng siêu nhân.

Bác sỹ trị liệu đưa cả bố mẹ của Jack vào việc điều trị. Cô giúp hai người thấy được họ đã may mắn thế nào khi Jack sống sót chỉ với vài cái xương bị gãy. Cô khuyến khích họ ngưng cảm thấy tội nghiệp cho Jack. Cô đề nghị họ đối xử với cậu bé như một đứa trẻ mạnh mẽ cả về thể chất và tinh thần, có khả năng vượt qua được nghịch cảnh to lớn. Ngay cả khi đôi chân của Jack có thể không hồi phục hoàn toàn đi chăng nữa, cô cũng muốn họ tập trung vào những điều cậu bé vẫn có thể đạt được trong cuộc đời, chứ không phải vào những việc mà vụ tai nạn có thể sẽ cản trở cậu bé đạt đến.

Bác sỹ trị liệu và bố mẹ của Jack đã làm việc với các giáo viên và nhân viên ở trường để chuẩn bị cho việc cậu trở lại trường học. Ngoài những sự điều chỉnh đặc biệt cần thiết vì Jack vẫn phải ngồi xe lăn, họ muốn đảm bảo rằng các giáo viên và bạn học sẽ không thương hại Jack. Họ sắp xếp để Jack chia sẻ cuốn sách của mình với bạn cùng lớp, để cậu bé có thể kể cho các bạn nghe mình đã chiến thắng chiếc xe buýt ra sao, và cho mọi người thấy rằng chẳng có lý do gì để phải tội nghiệp cậu bé cả.

THƯƠNG THÂN TRÁCH PHẬN

Tất cả chúng ta đều trải qua đau đớn và buồn khổ trong cuộc sống. Buồn bã còn là một cảm xúc bình thường, thậm chí là lành mạnh mà mỗi người đều nên có trong đời. Tuy vậy, cứ chăm chăm vào nỗi buồn đau và bất hạnh chính là tự hủy hoại bản thân. Bạn có thấy bạn “hiện diện” trong bất kỳ điểm nào dưới đây không?

Bạn có khuynh hướng nghĩ rằng các vấn đề của mình tệ hơn của bất kỳ ai khác.

Ngoài vận xui, bạn khá chắc rằng mình chẳng có gì trong tay.

Các vấn đề dường như đổ dồn lên bạn với tốc độ nhanh hơn nhiều so với người khác.

Bạn dám chắc rằng không có ai khác thực sự hiểu được cuộc sống của bạn khó khăn đến thế nào.

Đôi khi bạn chọn rút lui khỏi các hoạt động giải trí và tương tác xã hội để có thể ở nhà và gặm nhấm các vấn đề của mình.

Bạn có thường kể với người khác nghe những chuyện không hay đã xảy đến với bạn hơn là những việc suôn sẻ thuận lợi.

Bạn hay phàn nàn chuyện cuộc sống thường bất công.

Đôi khi, bạn thấy khó lòng mà tìm ra điểm gì đó khiến bạn thấy biết ơn cuộc sống.

Bạn nghĩ rằng những người khác được ban phước nên mới có cuộc sống dễ chịu và thuận lợi hơn bạn.

Bạn thỉnh thoảng tự hỏi rằng thế giới có đang cố tình làm hại bạn hay không.

Bạn có thấy “bóng dáng” mình trong ví dụ nào ở trên hay không? Sự tự thương hại có thể gặm nhấm bạn đến mức rốt cuộc nó làm thay đổi hoàn toàn suy nghĩ và hành vi của bạn. Nhưng bạn có thể chọn cách củng cố quyền kiểm soát thân tâm của chính bạn. Ngay cả khi không thể thay đổi hoàn cảnh, bạn vẫn có thể thay đổi thái độ.

TẠI SAO CHÚNG TA THƯƠNG THÂN TRÁCH PHẬN

Nếu việc tự thán, tự thương hại bản thân hóa ra lại gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực lên chính bản thân đến vậy, tại sao con người còn làm việc này? Và tại sao đôi khi sự ca thán lại làm cho ta thấy rất dễ chịu và thậm chí là như được cảm thông và an ủi rất nhiều? Lòng thương xót là cơ chế phòng vệ của bố mẹ Jack để bảo vệ con trai cũng như chính bản thân họ khỏi những mối nguy hiểm trong tương lai. Họ đã chọn tập trung vào những gì Jack không thể làm, như một cách để che chở cho cậu bé khỏi việc phải đối mặt với bất kỳ vấn đề tiềm tàng nào khác.

Có thể hiểu được vì sao bố mẹ lại lo lắng cho sự an toàn của Jack nhiều đến vậy. Họ muốn đứa con nhỏ luôn trong tầm mắt của mình. Và họ lo lắng đến phản ứng cảm xúc mà cậu bé có thể có khi lại nhìn thấy một chiếc xe buýt khác. Nhưng đó là lòng thương hại, và chỉ còn là vấn đề thời gian trước khi sự thương hại này gặm nhấm và lây nhiễm sang Jack, biến cậu hoàn toàn trở thành một đứa trẻ rồi một con người chỉ biết đến thương hại bản thân và luôn là “nạn nhân” của bi kịch cuộc đời.

Ai trong chúng ta cũng dễ rơi vào cái bẫy tự ca thán thương thân. Có điều, chừng nào còn xem cách hành xử và trạng thái tinh thần này như “liều thuốc an thần”, bạn còn trì hoãn đối mặt với những nỗi sợ thực sự của chính bạn thân. Bạn sẽ tìm mọi cách để không phải nhận lãnh bất cứ trách nhiệm nào cho các hành động của mình. Cảm thấy tự thương xót có thể giúp bạn trì kéo thời gian. ay vì chủ động cải biến khó khăn và tiến lên phía trước, việc phóng đại tình trạng bất lợi của bản thân lên thành xấu xí và tồi tệ cho bạn cái cớ bao biện vì sao mình không nên làm bất cứ điều gì để cải thiện tình thế.

Mặt khác, nhiều người trong xã hội thường sử dụng sự tự thương hại như một cách để thu hút sự chú ý. Chiêu bài “khốn khổ khốn nạn cái thân tôi” có thể nhận về vài lời dịu dàng, tử tế từ người khác – ít nhất ban đầu là vậy. Đối với những người sợ bị từ chối, việc tự thương hại có thể là một cách gián tiếp giúp họ nhận được sự giúp đỡ: họ chia sẻ một câu chuyện về nỗi đau “khốn khổ khốn nạn cái thân tôi” với hy vọng sẽ thu hút lòng thương và nhận được sự trợ giúp.

Thật không may, nỗi khổ sở không thích ở một mình, nó gây ra những hệ quả tâm lý không hay khác. Có lúc, vì cứ tự thương hại mà chúng ta tự “ban” luôn cho mình cái quyền được tha hồ phét lác, tranh đua với người khác xem giữa ta và họ ai mới phải trải qua tổn thương nhiều hơn trong đời. Tự thương hại cũng có thể là một lý do để né tránh trách nhiệm. Việc nói với sếp của bạn rằng cuộc sống của bạn tệ đến thế nào có thể xuất phát từ hy vọng ông ấy sẽ không đòi hỏi quá nhiều ở bạn.

Thậm chí, việc tự ca thán, thương thân làm cho chúng ta trở nên cứng đầu và ù lỳ. Cứ như thể càng bướng bỉnh dậm chân tại chỗ thì chúng ta càng dễ trở thành “cột mốc” nhắc nhở cho thế giới biết rằng chúng ta đòi hỏi và xứng đáng với những điều tốt đẹp hơn. Nhưng đó không phải là cách thế giới này vận hành. Không có một thế lực nào cao hơn – hay một người nào có nhiều quyền năng hơn – có thể bỗng đâu xuất hiện và bảo đảm cuộc sống của tất cả nhân gian đều được công bằng, bình đẳng.

THƯƠNG THÂN TRÁCH PHẬN GÂY RA NHỮNG HỆ LỤY GÌ?

Tự thương hại bản thân là thái độ sống dễ dẫn đến hành vi và ý nghĩ tự hủy hoại, nó gây ra những vấn đề mới đi kèm nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Lấy ví dụ, thay vì cảm thấy biết ơn vì Jack sống sót sau vụ tai nạn và có khả năng hồi phụcrấttốt, bốmẹ cậubé lo lắngvề điều mà vụ việc đã lấy đi của họ. Kết quả là họ để cho những ám ảnh về vụ tai nạn này lấy đi của họ thêm nhiều điều tốt đẹp khác. Nói vậy không có nghĩa họ không thương yêu con. Hành vi của họ bắt nguồn từ khao khát giữ cho con trai được an toàn. Tuy nhiên, cách làm của họ lại gây ảnh hưởng tiêu cực đến tâm trạng của cậu bé.

Câu chuyện về Jack cho chúng ta thấy rằng nếu dồn quá nhiều sự thương cảm vào chính mình, thì xem như tự chúng ta đang cản trở bản thân sống một cách trọn vẹn. Bởi vì:

  • Thương thân trách phận lắm lúc chỉ làm phí thời gian. Nó lấy đi của bạn rất nhiều năng lượng tinh thần mà chẳng thay đổi được tình hình là bao. Ngay cả khi bạn không thể giải quyết vấn đề, bạn vẫn có thể lựa chọn đương đầu với những trở ngại của cuộc sống theo hướng chủ động và tích cực. Trong khi đó, càng thương thân trách phận, bạn càng lún sâu hơn vào vấn đề và càng cách xa giải pháp hơn.
  • Từ thương thân quá đà, bạn “nhiễm” thêm một số cảm xúc khác và có xu hướng sử dụng chúng theo hướng tiêu cực. Như hiệu ứng đô-mi-nô vậy, cảm xúc này dẫn tới hàng loạt cảm xúc khác. Chỉ một lần tiêu cực hóa cảm xúc của bản thân, những chuỗi cảm xúc và ý nghĩ tiếp tục cũng trở nên tiêu cực và bị động theo. Nó có thể dẫn đến sự tức giận, oán thán, cô đơn vô vọng và những thứ khác, và cứ thế tiếp tục kích động bạn sản sinh ra nhiều suy nghĩ tiêu cực hơn.
  • Bạn dễ rơi vào vòng ảnh hưởng của Định luật Murphy1. Việc thương thân trách phận rồi sẽ đưa đẩy bạn đến một cuộc sống đáng thương. Khi bạn cảm thấy tiếc cho bản thân, bạn không nhìn thấy được những khía cạnh tốt đẹp trong chính mình, bạn không thể hiện chúng ra ngoài, vậy nên bạn không cho người khác biết được bạn tốt ở điểm nào, tuyệt vời như thế nào. Càng ngày, khi càng săm soi cái chưa hay chưa đẹp trong chính mình mà lãng quên điều tốt đẹp nội tại, bạn càng gặp thêm nhiều vấn đề hơn, nhiều thất bại hơn, cảm giác tự thương hại trong bạn cũng ngày một tăng thêm.
  • Cứ mải mê tự thương mình, bạn không thể tập trung xử lý những vấn đề cảm xúc khác. Khi một biến cố xảy đến trong đời, mỗi người phải cùng lúc đối diện và “thu xếp” lại rất nhiều cảm xúc và suy nghĩ trong mình, chẳng hạn như sự tiếc thương, buồn bã, tức giận và hàng loạt cảm xúc khác. Tất cả đều cần được bạn lưu tâm chữa lành. Nếu chỉ tập trung vào than trách phận mình, bạn không thể nào hoàn thiện quá trình chữa lành được. Do vậy, bạn không thể tiến về phía trước. Bởi tất cả những gì bạn hướng đến chỉ là ý nghĩ tiêu cực, rằng vì sao mọi thứ không diễn ra theo cách này hay cách khác, và bạn vĩnh viễn không thể chấp nhận những gì đã xảy ra đúng như vốn dĩ.
  • Nó khiến bạn bỏ qua những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Nếu năm điều tốt và một điều xấu xảy ra trong một ngày, sự tự thương xót sẽ khiến bạn chỉ tập trung vào điều tiêu cực mà thôi. Và do vậy, bạn bỏ lỡ những khía cạnh tích cực của cuộc sống, bạn cũng không thể tận hưởng được những điều tốt đẹp.
  • Càng tự thương xót, bạn càng dễ gặp vấn đề trong các mối quan hệ. Trạng thái tâm lý “mình là nạn nhân” không phải là một điểm tính cách hấp dẫn và thu hút. Phàn nàn cuộc sống cá nhân tệ hại ra sao sẽ làm cho người khác mệt mỏi. Chẳng có ai nói rằng: “Tôi thích cô ấy ở chỗ cô ấy luôn thương thân trách phận” cả.

HÃY NGƯNG TỰ THƯƠNG TIẾC CHÍNH MÌNH

Bạn còn nhớ phương pháp ba nhánh giúp con người đạt được sức mạnh tinh thần chứ? Để giảm bớt những cảm giác thương hại bản thân, bạn cần thay đổi hành vi của chính mình và tự cấm mình chìm đắm trong những suy nghĩ tôi đáng thương thế này đời bất công thế nọ. Đối với Jack, để làm được điều này, cậu bé cần ngưng lại việc chơi trò chơi điện tử, xem TV, dành phần lớn thời gian ở trong nhà. Cậu bé cần ra ngoài, gặp gỡ và vui chơi bên những đứa trẻ đồng trang lứa khác, trở lại với một số hoạt động trước đây mà cậu bé có thể làm được, như đi học, đi dự sinh nhật bạn bè,… Bố mẹ của Jack cũng cần thay đổi suy nghĩ và bắt đầu xem con mình như một người còn sống sau tai nạn thảm khốc (một cách thần kỳ), chứ không phải là nạn nhân (của số mệnh). Một khi họ thay đổi suy nghĩ về con trai và vụ tai nạn, họ có thể thay thế sự thương hại bằng lòng biết ơn.

Hãy cư xử theo cách làm cho bản thân khó lòng mà tự thương hại được

Bốn tháng sau khi Lincoln qua đời, tôi và gia đình chồng phải trải qua cái ngày đáng lẽ đã là sinh nhật thứ hai mươi bảy của anh. Nhiều tuần liền, tôi nghĩ đến ngày đó mà rùng mình bởi không biết phải làm sao để đi qua nó. Tôi hình dung trong đầu cảnh chúng tôi, những người còn sống, ngồi xung quanh một hộp khăn giấy Kleenex và sụt sịt nói rằng đời thật quá bất công vì Lincoln không bao giờ còn có thể tổ chức sinh nhật nữa.

Khi cuối cùng tôi đã có thể dồn hết can đảm hỏi mẹ chồng về kế hoạch của bà trong ngày này, bà nói ngay: “Con thấy nhảy dù thế nào?”. Điều tuyệt nhất đó là bà nói một cách nghiêm túc. Và tôi phải thừa nhận, nhảy ra khỏi một chiếc máy bay trong tư thế sẵn sàng bung dù là ý tưởng tốt đẹp hơn nhiều so với bữa tiệc xót thương mà tôi đã tưởng tượng ra. Đó là cách tuyệt vời tôn vinh tinh thần ưa mạo hiểm của Lincoln. Chồng tôi luôn thích làm quen và gặp gỡ những người bạn mới, khám phá những địa điểm mới và trải nghiệm những điều mới. Một chuyến đi cuối tuần tự phát là điều chẳng có gì lạ với anh, kể cả khi điều đó có nghĩa anh sẽ phải bay về bằng chuyến khuya và đi làm ngay khi vừa xuống khỏi máy bay. Anh nói một ngày mệt mỏi là xứng đáng cho những kỷ niệm mà chúng tôi đã tạo ra được từ những trải nghiệm ngẫu hứng. Nhảy dù là việc mà Lincoln sẽ thích làm, vậy nên có lẽ nó là cách thích hợp để tôi và bố mẹ chồng tưởng niệm cuộc đời anh.

Bạn không thể cảm thấy phiền hay tiếc cho bản thân khi nhảy khỏi một chiếc máy bay, trừ khi bạn không có dù (ồ, tất nhiên rồi). Chúng tôi không chỉ đã có khoảng thời gian tuyệt vời mà còn cùng nhau lập ra hẳn một truyền thống nữa. Mỗi năm, cứ vào ngày sinh nhật của Lincoln, chúng tôi chọn kỷ niệm tình yêu mà anh dành cho cuộc đời và những chuyến phiêu lưu, và kể từ đó đã có rất nhiều trải nghiệm thú vị – từ bơi cùng cá mập đến cưỡi la đi vào hẻm núi Grand Canyon hùng vĩ. Chúng tôi thậm chí còn học đánh đu trên cao.

Mỗi năm, cả gia đình lại cùng tham gia vào một hoạt động bất ngờ mừng sinh nhật Lincoln. Có vài năm, bà của Lincoln chỉ cầm máy ảnh ngồi xem, nhưng đến một ngày, ở tuổi tám mươi tám, bà xếp hàng đầu để chơi trò đu dây băng trên những ngọn cây. Kể cả sau khi tôi tái hôn, truyền thống này vẫn được duy trì, và chồng tôi, anh Steve, thậm chí cũng cùng tham gia. Hằng năm, đây đã trở thành một ngày mà năm nào chúng tôi cũng thật sự mong đợi.

Chúng tôi đã quyết định dành ngày này để làm điều gì đó thú vị, không phải là lờ đi nỗi đau hay che đậy nỗi buồn. Chúng tôi ý thức rằng mình nên tôn vinh những món quà của cuộc sống và từ chối hành xử theo kiểu cách gây thương hại. ay vì thương thân trách phận vì mất mát, chúng tôi chọn cách biết ơn những gì mà mình đã và đang có.

Khi bạn nhận thấy sự tự thương hại đang lần mò vào cuộc sống của mình, hãy nỗ lực giữ tỉnh táo và kiên quyết làm điều gì đó ngược lại với cảm giác ấy. Bạn không cần phải nhảy khỏi máy bay để loại bỏ cảm giác tự thương hại. Đôi khi, những thay đổi nhỏ trong hành vi cũng có thể tạo nên khác biệt lớn. Dưới đây là một sốvídụ:

  • Tình nguyện tham gia một hoạt động hay sự kiện có ý nghĩa và xứng đáng với lòng thành của những người tham gia. Việc này sẽ giúp bạn ngừng suy nghĩ đến các vấn đề của mình, và bạn có thể cảm thấy tốt hơn khi giúp đỡ người khác. ật khó lòng mà cảm thấy buồn thương cho bản thân trong khi bạn đang phục vụ bữa ăn cho những người bị đói, hoặc dành thời gian với các cụ già ở nhà dưỡng lão.
  • Thực hiện một hành động tử tế ngẫu nhiên. Cho dù đó là cắt cỏ giúp người hàng xóm hay tặng thức ăn cho vật nuôi ở các trạm cứu trợ động vật địa phương, bất cứ việc tốt nào đều có thể làm cho cuộc sống của bạn có nhiều ý nghĩa hơn.
  • Làm gì đó tích cực. Hoạt động thể chất hoặc tinh thần sẽ giúp bạn tập trung vào điều gì đó khác hơn là nỗi bất hạnh của bản thân. Hãy tập thể dục, đăng ký một lớp học, đọc sách, học hỏi một môn hay kỹ năng gì đó mới mẻ… sự thay đổi hành vi này có thể giúp thay đổi thái độ của bạn.

Để thay đổi cảm xúc, quan trọng là bạn tìm ra xem với riêng bạn, những hành vi và thái độ nào giúp dập tắt cảm giác tự thương hại trong bạn. Đôi khi đây là một quá trình thử-sai bởi vì không phải sự thay đổi hành vi nào cũng có cùng tác động đến những người khác nhau. Cũng tùy từng lúc và từng bối cảnh mà hành vi này sẽ hiệu quả còn hành vi kia thì không, và ngược lại. Vì thế, hãy linh hoạt và luân phiên thay đổi. Nếu bạn không bao giờ thực hiện bước đi đầu tiên theo đúng hướng, bạn sẽ mãi dậm chân ở đúng nơi mình đang ở.

Thay thế những suy nghĩ khuyến khích sự tự thương hại

Tôi đã từng chứng kiến một vụ va chạm nhỏ tại bãi đỗ xe của một tiệm tạp hóa. Hai chiếc xe lùi lại cùng lúc, khiến hai thanh cản sau xe bị va vào nhau. Va chạm này dường như chỉ gây thiệt hại nhỏ cho mỗi bên.

Rồi tôi để ý thấy một người nhảy ra khỏi xe và nói: “Vừa phải thôi chứ! Tại sao những việc thế này luôn luôn xảy ra với tôi? Làm như hôm nay chưa đủ mệt mỏi hay sao vậy!”.

Trong khi đó, người lái chiếc xe kia bước xuống và lắc đầu. Bằng giọng bình tĩnh, người này nói: “Chà, may quá, cả hai chúng ta không ai bị thương. ật là tốt, bị tai nạn mà không ai bị xây xát gì”.

Cả hai người này cùng trải qua một sự việc như nhau. Tuy nhiên, cách họ nhìn nhận về nó lại hoàn toàn khác nhau. Một người cho mình là nạn nhân của tình huống khó chịu trong khi người kia lại xem đây là điều may mắn. Phản ứng của họ đã cho thấy rõ ràng sự khác biệt trong nhận thức.

Bạn có thể nhìn nhận các sự kiện xảy ra trong cuộc sống của mình bằng nhiều cách khác nhau. Nếu bạn chọn cách “Lẽ ra tôi xứng đáng được hơn thế này”, bạn sẽ thường cảm thấy tự xót xa thương thân. Còn nếu chọn tìm kiếm mặt tốt của mọi vấn đề, ngay cả trong một tình huống xấu, bạn sẽ thường xuyên trải nghiệm được niềm vui và hạnh phúc.

Hầu như mọi tình huống đều có mặt tích cực của nó. Bạn hãy hỏi bất kỳ đứa trẻ nào rằng có điều gì là hay nhất trong việc bố mẹ ly dị, hầu hết sẽ trả lời rằng: “Con nhận được nhiều quà Giáng sinh hơn!”. Rõ ràng ly hôn chẳng mấy khi được xem là tốt lành, nhưng nhận được gấp đôi số quà vẫn là một trong nhiều khía cạnh nho nhỏ mà một số trẻ con lấy làm thích thú từ sự kiện này. Định hình lại cách bạn nhìn nhận một tình huống không phải lúc nào cũng dễ dàng, nhất là khi bạn đang cảm thấy mình là đầu trò “bữa tiệc xót thương” dành cho chính mình. Tự hỏi mình những câu hỏi sau đây có thể giúp biến đổi những suy nghĩ tiêu cực của bạn thành những suy nghĩ thực tế hơn:

  • Liệu tôi còn có thể nhìn nhận tình huống của mình theo cách nào khác? Cách làm này phát sinh từ câu chuyện “chiếc cốc đầy một nửa hay vơi một nửa”. Nếu bạn đang nhìn từ góc độ chiếc cốc vơi một nửa, hãy dành chút thời gian nghĩ xem những người ở góc nhìn chiếc cốc đầy một nửa nhìn nhận ra sao về cùng một tình huống.
  • Nếu một người thân của tôi gặp phải vấn đề này, tôi sẽ khuyên người ấy thế nào? ông thường, chúng ta thường giỏi nói lời khích lệ người khác hơn là khích lệ chính mình. Bạn hẳn sẽ không nói với ai đó rằng: “Cuộc sống của bạn là tệ nhất rồi đấy, chẳng có chuyện gì suôn sẻ cả đâu”. ay vào đó, bạn sẽ nói với họ, một cách đầy hy vọng, những lời tử tế giúp nâng đỡ họ như: “Rồi bạn sẽ biết phải làm gì thôi, bạn sẽ vượt qua được mà. Tôi biết bạn sẽ làm được”. Hãy lấy những lời khôn ngoan này áp dụng vào tình huống của chính bạn.

Có dấu hiệu nào cho thấy tôi có thể vượt qua được chuyện này? Cảm thấy thương tiếc bản thân thường xuất phát từ sự thiếu tự tin vào khả năng xử lý vấn đề. Chúng ta có xu hướng nghĩ mình sẽ không bao giờ vượt qua nổi điều gì đó. Hãy nhắc mình nhớ lại những lần bạn đã giải quyết vấn đề và đương đầu với những bi kịch trước đây. Việc xem xét lại các kỹ năng của bạn, các hệ thống hỗ trợ và kinh nghiệm trong quá khứ có thể tăng thêm sự tự tin cho bạn ở thì hiện tại, giúp bạn ngừng thương xót bản thân.

Bạn càng nuông theo những suy nghĩ cố ý tự lừa dối về tình huống của bản thân thì sẽ càng cảm thấy tồi tệ hơn.

Những suy nghĩ thông thường dẫn đến cảm giác thương hại bản thân bao gồm:

  • Tôi không thể xử lý được thêm một vấn đề nào nữa.
  • Những điều tốt luôn xảy đến với mọi người khác.
  • Những điều xấu luôn xảy đến với tôi.
  • Cuộc sống của tôi ngày càng tệ hơn.
  • Không ai khác phải đối phó với vấn đề này.
  • Tôi thật “hết thuốc” rồi, không có chút may mắn nào cả.

Bạn có thể chọn để bắt lại những suy nghĩ tiêu cực của mình trước khi chúng vượt khỏi tầm kiểm soát. Mặc dù thay thế những suy nghĩ tiêu cực quá mức bằng những suy nghĩ thực tế hơn là việc làm đòi hỏi phải thực hành và nỗ lực, nhưng vào giai đoạn đầu, ít nhiều nó có hiệu quả giúp bạn giảm bớt cảm giác tự thương hại.

Nếu bạn nghĩ rằng Những điều xấu luôn xảy đến với tôi, hãy lập ra một bản danh sách liệt kê những điều tốt đẹp đã xảy ra với bạn nữa nhé. Sau đó, thay thế suy nghĩ ban đầu của bạn bằng điều gì đó thực tế hơn như: Có những chuyện xấu đã xảy đến với tôi, nhưng cũng có rất nhiều điều tốt tìm đến với tôi kia mà. Điều này không có nghĩa là bạn nên biến chuyển điều gì đó tiêu cực thành một khẳng định tích cực phi thực tế. ay vào đó, hãy cố gắng tìm ra một cách thực tế nào đó giúp bạn nhìn nhận tình huống của mình theo cách khác đi.

NÊN VÀ KHÔNG NÊN

Nếu bạn cho phép mình thương thân trách phận mỗi khi gặp chuyện căng thẳng, là bạn đang trì hoãn việc tìm ra giải pháp cho vấn đề đó. Hãy chú ý đến những “lá cờ đỏ” cảnh báo rằng bạn đang cho phép bản thân tự thương hại, và hãy chủ động tiếp cận để thay đổi thái độ ngay khi nhận thấy dấu hiệu đầu tiên.

Những việc nên làm

  • Hãy tự kiểm tra lại để bảo đảm bạn không phóng đại mức độ tồi tệ của tình huống
  • Thay thế những suy nghĩ tiêu cực quá mức về tình huống của bản thân bằng những suy nghĩ thực tế hơn
  • Chọn chủ động giải quyết vấn đề và tìm cách cải thiện khả năng giải quyết tình huống của bạn
  • Chủ động và hành xử theo cách khiến bạn ít cảm thấy tiếc nuối cho bản thân, ngay cả khi bạn không cảm thấy như vậy
  • Thực hành lòng biết ơn mỗi ngày

Những việc không nên làm

  • Làm cho bản thân tin rằng cuộc sống của mình tệ hơn của hầu hết mọi người khác
  • Nuông theo những suy nghĩ phóng đại tiêu cực mức độ khó khăn của cuộc sống
  • Vẫn còn bị động và chỉ tập trung vào cảm giác của bản thân chứ không phải vào những gì bạn có thể làm để cải thiện tình hình
  • Từ chối tham gia các trải nghiệm và hoạt động có thể giúp bạn cảm thấy tốt hơn
  • Vẫn tập trung vào những gì bạn không có thay vì vào những gì bạn đang có