Cái thời khắc sắp chuyển giao giữa năm mới và năm cũ, dù không muốn nghĩ đến nhưng sự thôi thúc của thời gian khiến tất cả chúng ta đều sững lại trong giây phút, lặng nhìn về 365 ngày đã qua. Chúng ta đã làm gì trong suốt từng ấy ngày? Có bao nhiêu mục tiêu đã được nhẹ nhàng đặt một dấu tick hoàn thành?
1. BẠN ĐÃ HOÀN THÀNH ĐƯỢC HẾT TẤT CẢ NHỮNG GẠCH ĐẦU DÒNG TRONG BẢN KẾ HOẠCH ĐẦU NĂM?
Chúc mừng bạn! Bạn là một người có định hướng, có mục tiêu rõ ràng và có quyết tâm để hiện thực hoá mọi đích đến của bạn. Năm qua chắc bạn cũng đã vất vả nhiều rồi. Hãy nghỉ ngơi thật thoải mái trong mấy ngày nghỉ Tết sắp tới và tiếp tục cố gắng như vậy trong 2019 này nhé!
2. BẠN ĐÃ CÓ MỘT NĂM TRÔI TUỘT QUA KẼ TAY MÀ KHÔNG LÀM ĐƯỢC GÌ?
Đây gần như là tình trạng chung của tất cả các bạn trẻ khác. Thay vì ngồi buồn bã ủ rũ và nuối tiếc về những gì đã qua, đứng dậy nào, xốc lại tinh thần đi. Chúng ta còn một năm mới để bắt đầu lại mà! Cùng thực hiện từng bước nào:
NGHIÊM TÚC NHÌN LẠI VỀ NĂM CŨ.
Hãy tự mình viết ra một cách trung thực với bản thân nhất:
– Những kế hoạch bạn chưa hoàn thành ở năm cũ?
– Lí do khiến bạn không thể hoàn thành 100% việc đó?
So sánh danh sách những việc làm được và chưa được trong năm cũ sẽ giúp bạn cải thiện được kế hoạch năm mới. Đừng xem những kế hoạch dang dở là thất bại, đó là cơ hội của bạn cho năm sắp tới.
Việc bạn phải ngồi ngẫm nghĩ lại về những gì đã qua, nó không khiến bạn trở thành một người “ăn mày quá khứ”, mà đó là cách để bạn nhìn thấy những thiếu sót cũng như sai lầm của mình. Thát bại khong mang đến thiệt hại với tuổi trẻ, ngược lại còn là giá trị kinh nghiệm. Điều quan trọng là bạn đón nhận thất bại đó với tâm thế và góc nhìn như thế nào. Mọi trải nghiệm thất bại đều có giá trị nếu chúng ta coi đó như một sự thách thức và đứng lên ngay tại nơi mình ngã xuống.
Bạn đã có một năm thất bại? Không! Chính xác là, bạn đã có một năm kinh nghiệm rất quý giá!
BẮT TAY VÀO ĐẶT MỤC TIÊU CHO NĂM MỚI.
Một tips nhỏ để đặt mục luôn thực hiện được chính là dùng phương pháp S.M.A.R.T
Specific: cụ thể, rõ ràng, dễ hiểu
Measurable: đếm được
Achievable: khải thi, có thể đạt được,
Realistic: thực tế
Timely: có thời gian cụ thể
Như vậy ví dụ thay vì viết mục tiêu là ‘Mình muốn kiếm được nhiều tiền hơn?’ thì bạn hãy viết là: Mình muốn kiếm được 100 triệu vào cuối tháng 12 năm 2019. Vậy là đến thời gian đấy có thể kiểm tra được đúng không nào?
Hoặc thay vì: “Học tiếng Anh”, hãy viết là: Mình sẽ chăm chỉ học tiếng Anh ngay từ bây giờ và sẽ thành thạo sau 6 tháng, bằng phương pháp học tiếng Anh qua các giác quan.
KHI ĐÃ CÓ MỤC TIÊU RỒI, HÃY LÊN KẾ HOẠCH ĐỂ THỰC HIỆN NÓ.
Đích đến đã có, giờ thì bạn sẽ đi con đường nào? Đường thẳng, đường cong, đường tắt… Đi bộ, đi xe, đi máy bay hay đi đi tàu. Việc lập kế hoạch hành động có thể quan trọng, nhưng cũng có thể không quan trọng. Vì cuộc sống mà, ai biết được có chuyện bất ngờ gì ập đến khiến bạn đi sai 1 bước trong hành trình kế hoạch đâu? Vậy nên hãy cứ quyết tâm hết sức, cố gắng hết mình để hoàn thành mục tiêu của mình, bằng kế hoạch này hoặc kế hoạch khác đều được.
MỘT VÀI TIPS ĐỂ BẠN LÀM VIỆC HIỆU QUẢ HƠN, DỄ DÀNG ĐẠT MỤC TIÊU HƠN MỖI NGÀY.
– Việc mình trước, việc người sau: bạn chỉ nên tập trung cho công việc của mình trước, thay vì cứ mải mê làm việc này việc kia giúp người khác.
– Tắt hết những gì có thể làm phiền bạn: điện thoại, tv,…dành một khoảng thời gian cố định mỗi ngày để hoàn thành công việc của mình, tránh xa điện thoại, facebook, instagram hay youtube…
– Gạch ra 3 việc quan trọng để làm mỗi ngày và follow theo 3 việc này. Sau khi hoàn thành 3 việc này thì có thể làm tiếp những việc khác.
– Quy luật 5s: chỉ dành ra 5 giây để quyết định xem làm hay không làm 1 việc gì đó.
– Dành thời gian ghi chép, phân tích lại hiệu quả công việc vào cuối ngày. Để có thể sửa đổi nó tốt hơn vào ngày hôm sau!