Học nhanh hơn và hồi tưởng tốt hơn, tác dụng của sự xen kẽ giữa học và ngủ.

Nhờ vào các nhà tâm lý học, những quy tắc tuy đơn giản nhưng hiệu quả cao trong học tập đã được khám phá. Đưa ra bài kiểm tra cho bản thân và học lại những kiến thức bị quên thực sự có tác dụng rất lớn, nhất là sau những khoảng nghỉ xả hơi vừa phải. Bạn sẽ thấy hiệu quả của cách làm này, thay vì “nhồi nhét” hàng tá con chữ cùng một lúc. Đáng kinh ngạc hơn, giấc ngủ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố, ghi nhớ kĩ hơn những sự việc, kiến thức mới.

Gần đây nhất, một nghiên cứu dựa trên những hiểu biết được nói trên, đăng tải bởi Psychological Science, đã chứng minh hiệu quả của sự đan xen giữa việc học và ngủ : giúp ghi nhớ kiến thức sâu hơn và lâu hơn.

Stéphanie Mazza cùng đồng nghiệp đã tiến hành khảo sát trên 60 tình nguyện viên người Pháp, chia làm 3 nhóm vào ba môi trường học tập khác nhau. Thử thách đầu tiên được đưa ra- học nghĩa của 16 từ mới được dịch từ tiếng Swahili sang tiếng Pháp. Trong lần đầu tiên, mỗi cặp từ chỉ xuất hiện một lần. Sau đó, từng người sẽ được kiểm tra số từ họ có thể nhớ chính xác. Khi trả lời sai hoặc không thể biết nghĩa của từ đó, họ sẽ được cho thấy đáp án đúng. Quá trình này được lặp lại đến khi các đối tượng khảo sát đều ghi nhớ 16 cặp từ.

Trong số 3 nhóm, có một nhóm hoàn thành thử thách đầu tiên vào 9 giờ sáng. Sau 12 giờ, nhóm này quay lại để ôn những gì đã học. Độ khó của bài kiểm tra thứ 2 được nâng lên. Một lần nữa, tất cả các đối tượng khảo sát được cho đáp án đúng trong trường hợp họ quên đến khi từng người đều thuộc nghĩa của 16 cặp từ.

Một nhóm khác hoàn thành thử thách đầu vào 9 giờ tối. Họ đi ngủ ngay sau đó và quay lại để ôn tập vào 9 giờ sáng hôm sau. Vào buổi chiều, nhóm cuối cùng cũng hoàn thành. Những người này đi ngủ nhưng ngay sáng tiếp theo, họ làm luôn bài kiểm tra mà không ôn tập.

Để đo được sự chính xác về tính hiệu quả của 3 môi trường học tập, các nhà nghiên cứu đưa ra thêm hai bài kiểm tra, một bài sau 1 tuần và một sau 6 tháng. Cuối cùng, sự chênh lệch giữa các nhóm lộ diện.

Nhóm ngủ sau khi học, đồng thời có ôn lại kiến thức làm bài tốt hơn những người học vào buổi sáng và làm bài kiểm tra vào buổi chiều. Ngay cả sau 1 tuần và 6 tháng, nhóm “học/ngủ/ôn bài” cũng có kết quả vượt trội so với nhóm “học/thức/ôn bài”

Over to the dark side. Featuring our concrete+silver leaf pillar necklace. Available now from alfa-alfa.com/?utm_content=bufferf346d&utm_medium=social&utm_source=pinterest.com&utm_campaign=buffer

Trong khi nhóm “học/ngủ/ôn tập” hầu như ghi nhớ mọi thứ thì  nhóm “học/thức/ôn tập” và “học/ngủ/kiểm tra”  thực sự có một lỗ hổng rất lớn ( bỏ quên từ 4-5 từ).

Các nhà nghiên cứu đã loại bỏ những lí do như sự thiếu ngủ ảnh hưởng xấu đến kết quả -điều thực sự chẳng hề xảy ra. Qua thí nghiệm, hiệu quả của việc đan xen học và ngủ đã được chứng minh. Cách làm này giúp ta ghi nhớ lâu hơn, đồng thời ôn tập dễ dàng hơn trong lần học sau đó. Thực tế, vấn đề này cần được nghiên cứu nhiều hơn để giúp  mọi người hiểu rõ cơ chế hoạt động của não bộ. Nhờ vào khả năng hồi tưởng kí ức, giấc ngủ hoàn toàn có thể nâng cao hiệu quả ghi nhớ, củng cố sự kiện, sự việc cũng như làm quá trình ôn tập trở nên dễ dàng. Trong tương lai, sẽ thật thú vị khi thấy nhiều phương thức ghi nhớ khác được khám phá và áp dụng, đặc biệt trong việc học tập những kĩ năng lao động, làm việc.