Một vấn đề quen thuộc với nhiều người: Làm sao để đối phó với những cảm xúc tiêu cực cứ mãi len lỏi khi ta bị căng thẳng hoặc tổn thương? Liệu ta có nên kìm nén cơn giận, sự bực dọc và cứ vờ như nó không tồn tại, hay ta có thể tìm cách hạn chế tác động tiêu cực từ những cảm xúc này? Hoặc ta nên làm liều, biến mọi thứ tệ hại hơn bằng những lời nói hay hành động sai trái? Có thể thấy được rằng, “dồn nén cảm xúc” chắc chắn không phải lựa chọn hay và có một số kỹ thuật mà tất cả chúng ta đều dễ dàng áp dụng để đối phó với những cảm xúc tiêu cực.
This is a common problem for many people: just how are we supposed to deal with negative emotions that keep coming up when we’re stressed or hurt? Should we stuff our anger and frustration away and pretend it doesn’t exist, so we can minimize the fallout from these emotions? Or should we risk making things worse by saying or doing the wrong thing? As it turns out, “stuffing emotions” is definitely not the healthiest option and there are easy techniques that anyone can use.
Tuy nhiên, nếu bạn đã từng tự hỏi mình phải làm gì với những cảm xúc tiêu cực này thì bạn chẳng phải người duy nhất vật lộn với chúng. Rất nhiều người cũng có thắc mắc tương tự như vậy về sự căng thẳng và cách đối phó với nó. Những người này khi rơi vào những cảm xúc tiêu cực như tổn thương, bực dọc hoặc giận dữ, họ biết rằng mình không nên giả vờ như không cảm thấy gì nhưng họ cũng không muốn mình chết chìm trong những cảm giác tiêu cực và cứ mãi đăm chiêu về chúng như vậy. Hầu hết chúng ta đều biết rằng đây là những cách làm không giúp đẩy lùi căng thẳng, vậy đâu là những lựa chọn khác?
If you’ve wondered what to do with these feelings, however, you are not alone in struggling with negative emotions. Many people have the same question about stress and coping. When they feel overcome with negative emotions like hurt, frustration or anger, they know they shouldn’t pretend they feel nothing, but they also don’t want to dwell on negative feelings and ruminate. But while most of us have heard that these are not healthy strategies for stress relief, what other options are there?
Bạn đúng khi cho rằng ngó lơ cảm xúc ( kiểu như “dồn nén cơn giận”) không phải là cách làm tốt để xử lý chúng. Nói chung, làm vậy không khiến chúng biến mất, mà lại có thể khiến chúng bộc lộ ra theo nhiều cách khác. Vì cảm xúc của bạn đóng vai trò như một dấu hiệu cho thấy những điều bạn đang làm có hiệu quả hay là không.
You are right that ignoring feelings (like “stuffing your anger”) is not the healthiest way to deal with them. Generally speaking, that does not make them go away, but can cause them to come out in different ways. That’s because your emotions act as signals to you that what you are doing in your life is or isn’t working.
Nếu bạn cảm thấy tức giận hay bực dọc, đây có thể là một dấu hiệu cho thấy có thứ gì đó cần thay đổi. Nếu bạn không thay đổi tình huống hay cách suy nghĩ tiêu cực khiến bạn có những cảm xúc “báo động đỏ” khó chịu này, nó sẽ tiếp tục khơi dậy.
If you’re feeling angry or frustrated, this can be a signal that something needs to change. If you don’t change the situations or thought patterns that are causing these uncomfortable, “red flag” emotions, you will continue to be triggered by them.
Ngoài ra, khi không xử lý những cảm xúc tiêu cực của bản thân, chúng sẽ gây ra vấn đề lên sức khỏe thể chất và tình cảm của bạn.
Also, while you are not dealing with the emotions you are feeling, they can cause problems with your physical and emotional health.
Tuy nhiên, chìm đắm, hay day đi day lại nỗi bực dọc, oán giận và những cảm xúc tiêu cực khác cũng mang đến những hệ lụy chẳng hay ho gì cho sức khỏe. Vì vậy, bạn cần lắng nghe những cảm xúc của chính mình và làm gì đó để giải tỏa chúng. Sau đây là một số đề xuất:
Rumination, or the tendency to dwell on anger, resentment and other uncomfortable feelings, however, brings health consequences as well. So it’s important to listen to your emotions and then take steps to let them go. Here’s what I recommend:
– Hiểu rõ cảm xúc của bản thân. Hãy tự nhìn vào nội tâm mình và cố gắng định vị những tình huống gây ra căng thẳng cùng những cảm xúc tiêu cực trong đời sống.
Understand Your Emotions. Look within and try to pinpoint the situations that are creating the stress and negative emotions in your life.
Cảm xúc tiêu cực có thể đến từ một sự kiện khơi mào: công việc quá tải chẳng hạn.
Negative emotions can come from a triggering event: an overwhelming workload, for example.
Cảm xúc tiêu cực cũng có thể là kết quả của những suy tư về một sự kiện; cách ta phiên giải cái đã diễn ra có thể làm thay đổi cách ta trải nghiệm sự kiện và có thể gây ra căng thẳng.
Negative emotions are also the result of our thoughts surrounding an event; the way we interpret what happened can alter how we experience the event and whether or not it causes stress.
Nhiệm vụ chủ chốt của cảm xúc chính là làm cho bạn nhìn ra vấn đề để bạn thực hiện những thay đổi cần thiết.
The key job of your emotions is to get you to see the problem, so you can make necessary changes.
– Thực hiện mọi thay đổi mà mình có thể. Hãy lấy những gì bạn học được từ đề xuất ở trên và thực hành chúng. Giảm thiểu những yếu tố gây căng thẳng và bạn sẽ thấy bản thân càng ngày càng bớt cảm giác tiêu cực hơn.
Change What You Can. Take what you’ve learned from my first recommendation and put it into practice. Cut down on your stress triggers and you’ll find yourself feeling negative emotions less frequently.
Bao gồm các hoạt động sau: This could include:
– Giảm thiểu căng thẳng trong công việc. Cutting down on job stress.
– Học cách giao tiếp một cách quyết đoán (để không cảm thấy bị người khác o ép). Learning the practices of assertive communication (so you don’t feel trampled by people).
– Thay đổi những kiểu suy nghĩ tiêu cực bằng một quá trình có tên tái cấu trúc nhận thức. Changing negative thought patterns through a process known as cognitive restructuring.
– Tìm cách giải tỏa. Thực hiện thay đổi trong đời sống có thể làm giảm những cảm xúc tiêu cực, nhưng nó không xóa bỏ hoàn toàn yếu tố gây căng thẳng. Khi bạn thực hiện thay đổi trong cuộc sống để bản thân bớt khó chịu thì bạn cũng cần phải tìm ra những cách giải tỏa lành mạnh để đối phó với những cảm xúc này.
Find An Outlet. Making changes in your life can cut down on negative emotions, but it won’t eliminate your stress triggers entirely. As you make changes in your life to bring about less frustration, you will also need to find healthful outlets for dealing with these emotions.
– Tập thể dục thường xuyên cũng là một cách giải tỏa cảm xúc tiêu cực.Regular exercise can provide an emotional lift as well as an outlet for negative emotions.
– Thiền định có thể giúp bạn tìm thấy một “không gian” nội tâm cho mình, từ đó cảm xúc sẽ không quá tải hay bị “tràn ly”. Meditation can help you find some inner “space” to work with, so your emotions don’t feel so overwhelming.
– Tìm cơ hội tận hưởng, cho cuộc sống nhiều tiếng cười hơn, tất cả sẽ làm thay đổi góc nhìn và giải tỏa căng thẳng. Finding opportunities for having fun and getting more laughter in your life can also change your perspective and relieve stress.
– Chỉ cần tìm ra một số ít những cách giải tỏa thôi, và bạn sẽ cảm thấy bớt choáng ngợp khi cảm xúc tiêu cực xuất hiện. Find a few of these outlets, and you’ll feel less overwhelmed when negative emotions do arise.
Bạn cũng có thể thực hành những lựa chọn lành mạnh để giảm hiện tượng căng thẳng tiếp diễn. Hãy cứ thử và bạn sẽ bớt thấy căng thẳng hơn.
You will also want to practice healthy options for ongoing stress reduction. Give them a try and you’ll feel less stressed.