Lòng Tự Tôn

 

Biết yêu bản thân – có lòng tự tôn, như chúng ta vẫn thường nói, là điều mà không thể thiếu trong bất cứ cảm giác hạnh phúc nào. Điều kỳ quặc sau đó là lòng tự tôn của mỗi người đều khác nhau và thường không thể đoán trước được. Có những người với công ăn việc làm khiêm tốn, một cơ thể không mấy hoàn hảo và có những người bạn vô duyên (mà lại rất tự tin đặt ra những tiêu chuẩn của lòng tự tôn); họ dường như vẫn rất yêu bản thân mình dù  thế giới chẳng mấy ai quan tâm cả.

Rồi lại có những người kia, người mà mà bất kì thành tựu, sự tín nhiệm hay nền tài chính vững chắc nào cũng không thể làm được điều đó. Họ luôn tự trách và phê bình bản thân, họ luôn cảm thấy mình thể hiện không tốt, không bao giờ thực sự tin tưởng rằng mình xứng đáng được tồn tại.

Đạt đến những tầng độ của lòng tự tôn cuối cùng lại không có mấy liên hệ đến việc đạt được bất kỳ tiêu chuẩn nào. Nó dường như được kết nối với một kiểu tư duy logic chủ quan và khác thường, với những nhân tố miễn nhiễm với bệnh thành tích và trong đó có 3 điểm nổi bật sau:

1. Những gì cha mẹ của bạn đã làm:

Yếu tố lớn nhất quyết định cách bạn quý trọng bản thân như thế nào là cách bạn so sánh với cha mẹ của mình – liệu bạn đạt được những gì, nhiều hơn hay ít hơn của họ.

Nghe có vẻ phũ phàng nhưng dường như lòng tự tôn thực sự chỉ dành cho những người vượt qua được cái bóng của cha mẹ mình.

Những người có xuất thân từ hoàn cảnh khó khăn vô tình lại có được một lợi thế lớn ở đây. Có thể bạn chỉ được đi taxi giá rẻ xung quanh Manhattan hay sống trong căn phòng chật chội ở Harlem; nhưng nếu cha mẹ của bạn là nông dân sống ở vùng phía đông Burkina Faso, đôi lúc bạn sẽ cảm thấy cuộc sống thật quý giá.

Tương tự như vậy, nhưng tăm tối hơn, khi bạn lớn lên trong gia đình một quyền thế, cha mẹ của bạn kiếm được vài trăm triệu mỗi tháng và bạn chỉ có thể kiếm được một mức lương trung bình, bạn sẽ không bao giờ rũ bỏ được ám ảnh mình là một kẻ đáng hổ thẹn.

2. Những gì nhóm đồng đẳng của bạn hướng tới:

Chúng ta không mấy mặn mà với những người có nhiều hơn mình: chỉ những người mà trong đó chúng ta tìm thấy được một khía cạnh quan trọng khác lòng tự tôn: nhóm đồng đẳng. Nhóm đồng đẳng là những người cùng học với nhau, khoảng tầm tuổi nhau, và là những người cùng sống trong một phần nào đó của thế giới.

Những người này rõ ràng quan trọng với hạnh phúc của chúng ta hơn là phần còn lại của thế giới. Đó là một điều cực kỳ xui xẻo – và là một vấn đề lớn đối với lòng ủy thác và sự hỗ trợ – nếu trong cái nhóm đồng đẳng ấy của chúng ta lại sản xuất ra một người xây nên cả một công ty tỉ đô hay, lạy Chúa, tiến tới điều hành cả đất nước.

Mỗi khi ở lớp có ai đó học giỏi hơn, một phần trong chúng ta chết đi. Vậy nên cần thật cẩn trọng để chọn vào những ngôi trường thật tầm thường để rồi sau khi tốt nghiệp, chúng ta có thể quẳng ngay bức thư họp lớp vào thùng rác.

3. Tình cảm bạn nhận được từ thời thơ ấu:

Rất nhiều người trong chúng ta phụ thuộc vào tình cảm thời thơ ấu; đặc biệt là những tình cảm có những điều kiện đi kèm. Nhiều người có những bậc cha mẹ chỉ biết dành cho con cái họ loại tình yêu có điều kiện như thế. Tất cả đều xoay quanh những bản điểm và lời phê từ giáo viên. Và cứ thế chúng ta lớn lên, đương nhiên trở thành những con người thành đạt, nhưng không dễ dàng gì, khi cả cuộc đời bạn cố gắng trong tuyệt vọng dập tắt ngọn lửa bùng cháy của lòng tự hận thù, cố gắng gây ấn tượng với bất kỳ ai mới gặp để được thỏa mãn những khao khát mà cha mẹ bạn không bao giờ mang tới.

Nhưng với những người khác, những người may mắn đã biết tình yêu vô điều kiện ngay từ khi sinh ra, mọi thứ sẽ rất hoàn hảo với họ, họ sẽ không phải gồng mình lên làm việc để chứng tỏ bản thân, họ sẽ có một nền tảng cơ bản bên trong trên cơ sở những kiến thức quan trọng với họ. Những cú vấp ngã như bị sa thải, rõ ràng sẽ rất khó chịu, nhưng chắc chắn đó không phải là bi kịch đối với họ.

Thấu hiểu về những bản chất khác thường, bên trong của lòng tự tôn là điều hết sức cần thiết bởi vì chúng ta thường theo đuổi mục tiêu với niềm tin rằng đến cuối cùng thành công sẽ mở chìa khóa cho chúng ta để ta cảm thấy bản thân tốt đẹp hơn.

Và sự thật thường thì phũ phàng hơn thế. Bạn có thể làm tốt công việc của mình nhưng khi cha bạn là một người có tầm ảnh hưởng, bạn của bạn trở thành tổng thống hay việc cha mẹ của bạn không cho bạn một tình yêu thương vô bờ bến, vô điều kiện thì không có một sự nỗ lực và thành tựu nào có thể giúp bạn cảm thấy khá hơn.

Sự thay đổi nằm ở chỗ chúng ta biết thách thức của chúng ta nằm ở đâu. Cảm giác tốt đẹp về bản thân không phải là thứ chúng ta có được nhờ việc tự thân đạt được những thành tựu, mà là chấp nhận những khiếm khuyết của bản thân, chấp nhận quá khứ và những nỗi tủi nhục. Dường như lòng tự tôn chiếm phần lớn là giải thưởng của tâm lý hơn là bất cứ phần thưởng hay thành tựu khác nào đạt được trên đời này.