A Fortunate Universe: Sự sống trong một Vũ trụ được chỉnh sửa hoàn hảo.
Khái niệm này luôn mê hoặc tôi, kể từ khi tôi đọc về Bảng tuần hoàn các nguyên tố. Cùng xem thử một chút nhé:
Trong 40 năm qua, các nhà khoa học đã phát hiện ra bằng chứng cho thấy rằng nếu Vũ trụ được tạo nên từ những tính chất hơi khác biệt, thì cuộc sống mà chúng ta vẫn biết – và cuộc sống mà chúng ta có thể tưởng tượng, là hoàn toàn không tồn tại. Trên hành trình tìm hiểu Vũ trụ, chúng ta sẽ đi từ các hạt và lực cơ bản của nó, đến các hành tinh, ngôi sao và thiên hà, và quay lại lịch sử của Vũ trụ đến sự ra đời của nó. Những quan niệm mâu thuẫn về vị trí của chúng ta trong Vũ trụ này được xác định, bảo vệ và phê phán bởi các quan điểm khoa học, triết học và tôn giáo. Sự dẫn dắt hỏm hỉnh và đầy lôi cuốn của các tác giả để cập đến những tinh chỉnh có lẽ sẽ có ích cho tương lai của ngành vật lý và tìm kiếm các quy luật tự nhiên cuối cùng. Giải quyết được những câu hỏi hóc búa và đưa ra những câu trả lời thích đáng, quyển sách này thách thức mỗi chúng ta xem xét vị trí của mình trong vũ trụ, bất kể niềm tin ban đầu của bạn là gì.
Getting Risk Right: Tìm hiểu về những rủi ro sức khỏe khó tránh khỏi.
Việc hiểu đúng hay sai về rủi ro đã trở thành một chủ đề thảo luận quan trọng, lúc đầu là về nền kinh tế, trong khoảng thời gian tôi làm việc trong một Viện nghiên cứu trọng điểm, nơi phần lớn những cuộc thảo luận này diễn ra. Nhận thức rủi ro đã tồn tại được khá lâu trước đây (người tiên phong trong lĩnh vực này ở nơi tôi làm việc đã giành được giải thưởng Nobel về chủ đề nhận thức rủi ro này) và sau đó đã trở nên phổ biến nhờ một vài nhà kinh tế đã tìm cách truyền trải nó ra công chúng.
Theo quan điểm của cá nhân tôi, những phân tích hiện đại về nhận thức rủi ro là một sự thiếu sót theo cách nào đó, nhưng lại có ý nghĩa to lớn theo một cách khác. Quyển sách này rất đáng đọc và mang tính hiện hành, là nơi để đánh giá các vấn đề rủi ro liên quan đến sức khỏe, và tôi nghĩ nó rất tuyệt. Không phải tôi đồng tình hết tất cả những gì viết trong đó, nhưng những người thông minh đọc một cuốn sách thông minh… đều đó ổn mà, đúng không?
Điện thoại di động có phải là nguyên nhân gây ung thư não? BPA có đe dọa sức khỏe của chúng ta không? Làm thế nào để có một chế độ ăn uống an toàn, đặc biệt phải chú ý đến những loại thức ăn có chứa một lượng nhỏ chất độc hại? Vắc-xin HPV có thật sự an toàn? Chúng ta phụ thuộc vào khoa học và y học hơn bao giờ hết, nhưng chúng cũng có vài thông tin sai lệch và cả những lầm lẫn, và khi chúng được khuếch đại bằng phương tiện truyền thông sẽ ảnh hưởng to lớn đến nhận thức về sức khỏe của chúng ta. Trong Getting Risk Right, Geoffrey C. Kabat đã chỉ ra cách mà khoa học lúc thì hoạt động hiệu quả – và đôi lúc thì không và điều gì tạo ra hai kết quả khác biệt này.
Kabat kiếm tìm cách thức để giúp chúng ta phân biệt được những nghiên cứu nào là đáng tin cậy hoặc không. Bằng cách khám phá các ví dụ khác nhau, ông giải thích tại sao một số rủi ro nhất định là đáng lo ngại, trong khi số khác thì không. Ông nhấn mạnh rằng sự thay đổi trong chất lượng các nghiên cứu về rủi ro sức khỏe, cũng như các yếu tố chuyên môn, chính trị và phương pháp có thể làm sai lệch quá trình nghiên cứu. Dựa trên các lời phê bình gần đây về nghiên cứu y sinh và những hiểu biết sâu sắc về tâm lý học hành vi, Getting Risk Right kiểm tra các yếu tố cả bên trong lẫn bên ngoài khoa học có thể tác động đến kết quả và làm thế nào để tận dụng một kết quả đáng ngờ để hỗ trợ xem xét vấn đề đe dọa sức khỏe của công chúng. Trong quyển sách này, Kabat cung cấp một phương pháp vô cùng cấp thiết để giải quyết “những tuyên bố sai lầm”.
Feeding the World: Nghiên cứu nông nghiệp trong thế kỷ XXI (Texas A&M AgriLife Research and Extension Service Series)
Trong những năm gần đây, chúng ta hiểu được rằng, loài người, sẽ cạn kiệt thức ăn trong một khoảng thời gian nhất định. Điều này đã thực sự xảy ra vài lần trước đây.
Trong lịch sử, việc ước tính khi nào chúng ta sẽ hết thức ăn là sai vì một, hai hoặc cả ba lý do sau. Đầu tiên, tốc độ gia tăng dân số có thể bị đánh giá sai lệch. Có thể bây giờ chúng ta có thể tính toán chính xác hơn những vấn đề này, nhưng trong quá khứ là rất khó đoán. Thứ hai, không phải lúc nào cũng liên quan đến sản xuất thực phẩm, mà còn là phân phối và các khía cạnh khác của nó. Ngay bây giờ, hai yếu tố lớn cần giải quyết trong tương lai có lẽ là cam kết đối với thịt và chất thải. Cuối cùng, đây là yếu tố mà mọi người hay nghĩ đến đầu tiên, là số lượng thực phẩm được sản xuất theo công nghệ nông nghiệp hiện tại. Yếu tố này đã thay đổi rất nhiều lần trong quá khứ, thường tăng nhưng đôi khi lại giảm, tùy theo vùng hoặc vụ mùa. Đáng buồn thay, đây có lẽ là yếu tố sẽ thay đổi ít nhất (theo hướng tích cực) trong tương lai, thậm chí lời hứa được đưa ra từ GMOs cho đến nay hầu như không có tác dụng.
Dù sau đi nữa, đây là chủ đề của cuốn sách này:
Thành công đáng kinh ngạc của nghiên cứu nông nghiệp đã cho phép nông dân sản xuất ngày càng nhiều các loại thức ăn khắp thế giới với số lượng lớn. Nhưng với ước tính dân số khoảng 9 tỷ người vào năm 2050, nhà nghiên cứu kỳ cựu Gale Buchanan lo ngại rằng niềm tin của con người vào nguồn cung thức ăn dồi dào, đặc biệt là ở Mỹ, đã tạo ra những kỳ vọng phi thực tế trong tương lai. Nếu không có kiến thức về những thành quả mà chúng ta được tận hưởng ngày hôm nay, chúng ta sẽ không sẵn sàng hỗ trợ những nghiên cứu cần thiết để đối mặt với các thách thức phía trước, bao gồm tăng dân số, biến đổi khí hậu, khan hiếm nước và năng lượng.
Trong cuốn sách này, Buchanan đã mô tả cam kết lịch sử đối với nghiên cứu và những thay đổi phi thường mà nó mang lại cho khả năng nuôi sống bản thân chúng ta. Ông cũng chỉ ra một hướng đi toàn diện về một hệ thống nghiên cứu nông nghiệp sáng tạo hơn, tự chủ hơn gồm những nhà khoa học, quản trị viên, nhà giáo dục, nông dân, chính trị gia và người tiêu dùng, cư dân; nơi con người sinh sống ngay cạnh một “chi nhánh độc lập”; tận hưởng một nguồn vốn liên tục; và có quy mô nhân rộng toàn cầu.
Modern Prometheus: Chỉnh sửa bộ gen người bằng Crispr-Cas9
Chỉnh sửa và thao tác trên gen người đã có một chặng đường khá dài. Chúng ta thực sự có thể đạt được đến độ mà các phương pháp đã bắt đầu theo kịp các khao khát của con người và các ứng dụng đã trở nên phổ biến hơn nhiều. Chúng ta sẽ thấy rõ hơn trong cuốn sách này:
Nếu có thể bạn có thay đổi gen của mình không? Khi chúng ta bắt đầu “cuộc cách mạng công nghiệp với bộ gen”, lần đầu tiên những khám phá về công nghệ Crispr-Cas9 được đưa ra, phương pháp hiệu quả và không quá đắt đỏ để chỉnh sửa bộ gen người. Điều này vừa mở ra những cơ hội mới đáng ngạc nhiên nhưng cũng vừa tạo ra sự hoài nghi về đạo đức. Theo dõi các sự kiện trong suốt năm mươi năm qua, từ các kỹ thuật gán ghép gen đầu tiên cho đến ngày nay, đây là câu chuyện về ngành khoa học – chỉnh sửa gen, những tác động và tiềm năng của ngành khoa học này. Kozubek kết hợp những câu chuyện hấp dẫn từ nhiều nhà khoa học liên quan đến việc phát triển công nghệ chỉnh sửa gen. Trong quá trình nghiên cứu, ông làm sáng tỏ cách thức công nghệ thực sự hoạt động, cung cấp những phản ánh sinh động và kích thích tư duy về cuộc tranh luận đạo đức không hồi kết. Cuối cùng, Kozubek đặt cuộc tranh luận trong bối cảnh lịch sử và khoa học để xem xét những gì thúc đẩy khám phá khoa học và ý nghĩa của việc ”thương mại hóa” cuộc sống.