Sự trưởng thành chính là học cách chung sống với nỗi cô độc. Bởi lẽ chẳng thứ gì có thể rèn luyện con người bằng sự cô độc. Biết hưởng thụ sự cô độc mới có được tự do…
Cáo biệt sự huyên náo mới có cơ hội suy ngẫm trong sự tĩnh lặng của nỗi cô độc
Kafka là tác giả cuốn “Ký ức biến hình”. Thời đi làm ông là một nhân viên bảo hiểm tự ti. Sau khi hết giờ làm, ông cầm hộp cơm bước vào căn phòng nơi đường cùng ngõ hẻm mà viết lách.
Ông từ chối mọi cuộc tiếp xúc mà viết một mạch cho đến tận nửa đêm mới về nhà.
Hơn ai hết, ông thấu hiểu rằng: Cô độc không phải là bị người khác lạnh nhạt hay vứt bỏ, mà là vì không có ai thấu hiểu mình và không có được sự đồng cảm.
Người càng cô độc càng ưu tú
Mộc Tâm được mời làm giảng viên tại trường Phổ thông Trung học Số 1 của thành phố Hàng Châu với mức đãi ngộ rất ưu ái. Ông còn được cấp miễn phí một căn nhà rộng, chỉ cần mở cửa sau nhà là có ngay một bể bơi.
Dẫu trong điều kiện mơ ước như vậy nhưng Mộc Tâm chỉ làm nửa năm, sau đó ông quyết định ẩn cư trên ngọn núi Mạc Can Sơn tịch mịch. Ông thuê một người gánh 2 thùng sách. Còn mình thì đội chiếc mũ quen thuộc, xách chiếc túi quen thuộc và đi đôi giày quen thuộc lên núi Mạc Can Sơn. Trong căn phòng hoang tàn, ông dán một câu của Phúc Lầu Bái: “Sự rộng lớn vô biên của nghệ thuật đủ để chiếm cứ một con người”. Ban ngày ông trở dậy đọc sách theo ánh mặt trời mọc. Buổi tối thì châm nến viết văn. Bên ngoài gió lạnh căm căm thổi qua khung cửa sổ, tuyết lớn rơi đầy mặt đất, quả thực lạnh khôn thấu. Ông bèn pha một ly trà, sau đó lại tiếp tục đọc sách.
Mộc tâm là một người cô độc. Nhưng chính nhờ sự cô độc ngăn cách với thế sự này, ông lại có thể tự vấn bản thân từng phút từng giây, có thể lần mò tìm kiếm chân lý từng bước một. Nhờ vậy ông mới viết được vô số tác phẩm đi thẳng vào trái tim con người.
6 năm sau ông xuống núi, bầu bạn với ông là hơn 100 cuốn tiểu thuyết ngắn và vô số tranh thuỷ mặc núi sông.
Thúc Bổn Hoa nói rằng: “Không có sự cô độc với trình độ tương đương như vậy thì không thể có được sự bình hoà trong nội tâm”. Đúng vậy, những việc mà một người làm khi cô đơn sẽ quyết định xem họ có phải là người ưu tú hay không. Người càng ưu tú càng có thể đạt được sự bình yên trong nội tâm. Người càng ưu tú càng biết tránh xa những mối quan hệ xã giao vô bổ trong cuộc sống. Sau khi chung sống với người khác, họ nhận thức được một cách tỉnh táo rằng tài năng ưu tú bắt nguồn từ sự cô độc. Đó là vinh diệu của một người đơn độc.
Người càng cô độc, nội tâm càng phong phú
Khi Tô Đông Pha bị lưu đày đến Hoàng Châu, cuộc sống của ông rất cực khổ. Ông phát hiện thịt lợn Hoàng Châu rất ngon, giá lại vô cùng rẻ. Bởi lẽ nhà giàu thì không ăn, còn nhà nghèo lại không biết nấu nướng. Trong điều kiện nguyên liệu thiếu thốn, ông đã làm ra món “thịt Đông Pha” nổi tiếng. Ông đun lửa nhỏ, cho ít nước, sau đó vừa nhẫn nại chờ đợi thịt được nấu chín, vừa đập nhịp hát hò cùng nông dân ngoài ruộng.
Sau đó, một người bạn thân là Mã Chính Khanh đã giúp ông xin một thửa ruộng hoang mười mấy mẫu. Ông cởi áo dài khăn vuông của văn nhân mà khoác lên mình chiếc áo chẽn, cùng đôi dép cỏ của người nông dân. Ông bận rộn đắp đập chắn nước, đào ao thả cá, trồng rau gieo hạt. Ông còn nhờ người ở quê mình thuộc tỉnh Tứ Xuyên mang hạt giống tới, và gieo một ruộng lúa đại mạch lớn. Ông còn tranh thủ xây cầu, xây đình hóng mát. Khi rảnh rỗi Tô Đông Pha lại ngồi đọc sách viết chữ, hay hẹn bạn nhâm nhi ly rượu và tự phong cho mình là “ẩn sỹ Đông Pha”. Hai lần ông được hoàng đế trọng dụng, và cả hai lần ông đều bị cách chức. Sau khi đã nếm trải đủ nỗi cô độc Tô Đông Pha đã viết nên cuộc đời mình bằng thơ và cảm khái thốt lên rằng: “Nhân gian hữu vị là niềm vui thuần khiết” (Nhân gian hữu vị thị thanh hoan). Sau này ông lại được đề bạt trở về Kinh sư đảm nhiệm chức đại quan. Những khi phiền muộn và nghi hoặc về cuộc sống, ông luôn nghĩ tới quãng thời gian cô độc đó, nỗi buồn trong tim lại dần tiêu tan.
Những tháng ngày cuộc sống vật chất đủ đầy nhất và bình yên nhất chẳng thể bồi dưỡng nên tâm thái khoáng đạt và năng lực chống lại bão giông của một người. Sự trưởng thành chính là học cách chung sống với nỗi cô độc. Bởi lẽ chẳng thứ gì có thể rèn luyện con người bằng sự cô độc. Biết hưởng thụ sự cô độc mới có được tự do.
Cô độc để sống tỉnh táo hơn
Năm 2012 cũng là năm Vương Chú tròn 49 tuổi và giành được Giải Kiến trúc Pritzker. Ông cũng là người thấu hiểu sự cô độc hơn bất kỳ ai.
Hồi nhỏ ông chẳng có được mấy người bạn, nên thường ở nhà một mình tô vịt và bắt đầu thích vẽ tranh. Khi vào đại học, ông là người đơn độc nhất trong thư viện. Chỉ trong vòng 2 năm ngắn ngủi ông đã tốt nghiệp ra trường. Sau khi tốt nghiệp, do ông đam mê với kiến trúc truyền thống nên ít người để mắt đến ông. Ông kiên trì không thiết kế cho các hạng mục thương nghiệp, không ủng hộ việc tháo dỡ nhà cổ. Khi những kiến trúc sư xung quanh đều đã trở thành người giàu có, ông hàng ngày vẫn cùng các anh em công nhân làm việc miệt mài tại công trình. Rất lâu sau ông vẫn sống cuộc sống cô độc không được người đời công nhận. Nhưng chính vì sự nỗ lực trong thời gian ấy đã giúp ông tỉnh táo nhìn nhận về thế giới đầy ham muốn vật chất này. Cuối cùng ông mới có thể đứng trên đỉnh cao của kiến trúc học hiện đại.
Con người sinh ra ai cũng phải cô độc, chỉ là cách đối đãi của mỗi người khác nhau mà thôi
Khi đối diện với sự cô độc, Tư Mã Thiên cười nhạo tất cả mà viết nên cuốn Sử Ký – tác phẩm được ca ngợi là “Tuyệt tác của sử giả, một khúc ly tao không lời”. Khi đối mặt với nỗi cô đơn, Lý An vẫn sáng tác một mình trong sự cô độc. Từ đó mới có bộ tiểu thuyết kinh điển “Ngoạ hổ tàng long” ra đời. Bước trên con đường nhân sinh, tôi thường nghĩ tới một câu mà nhà văn Trương Tiểu Nghiễn nói khi nước mắt lưng tròng: “Sau này rất nhiều người hỏi tôi tâm trạng thế nào khi chần chừ một mình trong đêm tối. Tôi mới nhớ ra rằng đó không phải là sự cô đơn và đường dài, mà là đại dương sóng gió bao la và những tia sáng lấp lánh của những vì sao nhấp nháy trên bầu trời”.
Cô độc và cô đơn không giống nhau. Cô đơn khiến bạn hoảng sợ, nhưng cô độc lại khiến bạn mạnh mẽ. Bởi lẽ sự kiên trì với niềm tin trong nội tâm sẽ mãi mãi là tấm gương chân thực và quý giá nhất của con người.