Ôn lại kỷ niệm xưa những ngày còn thơ bé để thấy chúng ta đã đánh mất điều gì

Xã hội càng phát triển, ta tưởng như nhận được rất nhiều, nhưng cũng mất đi thật nhiều. Ta cứ mải miết chạy đi, đến khi quay đầu nhìn lại, thấy hụt hẫng lạ lùng.

Cái mất thứ nhất: Yên lòng

Ngày xưa ấy: ở trong nhà, đêm ngủ chằng cần đóng cửa; ra ngoài càng không lo lắng sẽ mất cái gì. Nhà cửa cũng đơn sơ, không có ti vi, tủ lạnh, điều hoà mát rượi nhưng được cái yên tĩnh, không khí trong lành.


Ngày xưa nhà cửa đơn sơ, không có ti vi, tủ lạnh, điều hoà mát rượi nhưng yên tĩnh, không khí trong lành.

Bây giờ thì: nhà cao cửa rộng, tầng trên lầu dưới nhưng cửa lúc nào cũng phải đóng chặt. Hàng rào phòng hộ bao kín xung quanh nhà, mà vẫn nơm nớp lo sợ bị mất trộm.

Cái mất thứ 2: Nhiệt tình

Ngày xưa ấy: hàng xóm láng giềng như người một nhà, gần gũi thân mật, có đồ ăn ngon liền mang sang biếu nhau. Nhà ai có chuyện, mọi người xung quanh đều đến chung tay giúp đỡ…

Bây giờ thì: nhà cửa sát vách, có khi cùng chung tầng lầu, mỗi ngày ra vào đều thấy mặt nhau, nhưng lắm lúc chẳng biết hàng xóm tên gì.

Cái mất thứ 3: Sức khỏe

Ngày xưa ấy: mấy đứa trẻ con ở nông thôn thích nhất là ra đồng bắt tôm cá, hoặc ra vườn hái mấy quả dưa leo, trèo lên cây hái quả ổi ăn ngay tại chỗ mà chẳng bao giờ thấy đau bụng.


Ngày xưa ấy: mấy đứa trẻ con ở nông thôn thích nhất là ra đồng bắt tôm cá

Bây giờ thì: siêu thị cá lớn cá nhỏ loại nào cũng có, rau quả đóng gói cẩn thận, chứng nhận châu Âu châu Mỹ đầy đủ cả, nhưng không ai dám chắc đồ mình ăn là có đảm bảo thật hay không.

Cái mất thứ 4: Náo nhiệt

Ngày xưa ấy: cả xóm có mỗi cái TV, cứ tối đến là cả làng lại tập trung đi xem phim. TV tuy là trắng đen, hình ảnh cũng không rõ, nhưng cảm giác ấy thật là náo nhiệt. Lũ trẻ con xem phim chẳng hiểu gì, được chừng nửa tập là lăn ra ngủ khò, vậy mà sáng mai thức dậy đã thấy nằm trong chăn ấm từ lúc nào.

Nhất là những lần ngoài xã chiếu phim ngoài trời, đám trẻ con liền hò nhau cùng đi xem, leo lên cây, ngồi trên mái nhà, niềm vui thật vô tận!


Ngày xưa ấy: cả xóm có mỗi cái TV, cứ tối đến là cả làng lại tập trung đi xem phim

Bây giờ thì: mỗi người đều có một chiếc điện thoại thông minh, muốn xem TV, coi chương trình nào đều có hết cả. Người ta đi đâu cũng không rời cái điện thoại, chả cần nói chuyện với nhau vì đã có đầy thứ để xem. Nếu đến rạp chiếu phim thì cũng không biết người ngồi bên cạnh là ai, xem xong thì ai về nhà nấy.

Cái mất thứ 5: Hoài niệm

Ngày xưa ấy: mỗi năm chỉ có dịp năm mới và sinh nhật là được bố mẹ đưa ra tiệm chụp ảnh. Chụp xong phải chờ rửa phim thì mới xem được hình nên đều cho vào album, khung ảnh, giữ gìn cẩn thận kỹ lắm. Mỗi lần lấy ra xem là ngập tràn những hồi ức!

Bây giờ thì: điện thoại, máy ảnh, ipad… lúc nào cũng ở bên người. Tự chụp, chụp đồ ăn, chụp phong cảnh… Đôi khi, chụp nhiều đến nỗi đầy cả bộ nhớ, nhưng những hồi ức thì chẳng có là bao!

Cái mất thứ 6: Đơn giản

Ngày xưa ấy: đồ chơi không có nhiều, chỉ có mấy thứ viên bi, bao cát, dây chun… nhưng chúng ta có thể chơi một cả ngày không chán. Trẻ nhỏ tụm 5 tụm 3 trên đường vui cười đùa giỡn, đuổi bắt nhau cũng chẳng sợ xe cộ.


Chỉ có mấy thứ viên bi, bao cát, dây chun… nhưng chúng ta có thể chơi một cả ngày không chán.

Bây giờ thì: trong điện thoại di động lúc nào cũng có game online, trong nhà đầy đủ đồ chơi đắt tiền. Dù có nhiều trò để chơi thật đấy, nhưng chẳng có bạn bè khăng khít nữa.

Cái mất thứ 7: Chân tình

Ngày xưa ấy: ông nội lấy bà nội, chỉ cần nửa đấu gạo; bố lấy mẹ, chỉ cần nửa con trâu là có thể kết hôn. Nhận một tờ giấy đăng ký kết hôn, uống chén trà, ăn vài cái kẹo với bữa cơm đơn giản rồi cứ vậy sống hạnh phúc với nhau đến hết đời.


Đám cưới ngày xưa đơn giản nhưng cũng thật là vui

Bây giờ thì: lễ cưới xa hoa, tiệc tùng đình đám nhưng có người chỉ sống với nhau dăm bữa nửa tháng đã chán chường. Dần dần ly hôn cũng thành chuyện thường tình.

Xã hội càng phát triển, con người càng bị cuốn theo dòng, mải chạy theo những khát vọng, vật chất để rồi quên đi những điều rất đỗi bình dị, mộc mạc. Chúng ta cứ tưởng rằng đã có rất nhiều, kỳ thực là đang ngày càng trở nên “nghèo khó” nhất thế gian.