“Chiến thuật ghim giấy” dành cho những kẻ thích trì hoãn: Không sửa nhanh cả đời ì ạch, “sướng miệng” đặt nhiều mục tiêu mà 1 năm vẫn không thực hiện được gì


Chúng ta có xu hướng quan tâm nhiều đến con người ở hiện tại và không quan tâm đủ đến bản thân mình trong tương lai. Chúng ta thích hưởng thụ ngay lập tức những lợi ích trước mắt, đặc biệt khi cái giá phải trả cho những lựa chọn sai lầm của mỗi người phải đợi thời gian trả lời.

Năm 2006, hai vị giáo sư tại Trường đại học Harvard tiến hành một nghiên cứu về lý do chúng ta hay trì hoãn. Tại sao chúng ta lẩn tránh những việc chúng ta biết mình nên làm, thậm chí rõ ràng những việc đó có lợi?

Để trả lời câu hỏi này, hai giáo sư Todd Rogers và Max Bazerman tiến hành một cuộc nghiên cứu mà ở đây những người tham gia khảo sát được hỏi họ có đồng ý đăng ký một gói tiết kiệm tự động trích 2% thu nhập mỗi tháng vào tài khoản tiết kiệm không.

Gần như mọi đối tượng tham gia khảo sát đều đồng ý rằng tiết kiệm tiền là một ý tưởng tốt, thế nhưng hành vi của họ lại nói lên điều ngược lại:

– Một phiên bản phiếu hỏi đề nghị người được điều tra đăng ký gói tiết kiệm ngay lúc đó. Trong trường hợp này, chỉ 30% người tham gia đồng ý thực hiện.

– Ở một phiên bản phiếu hỏi khác, người tham gia được đề nghị đăng ký dịch vụ tiết kiệm trong tương lai gần (ví dụ một năm kể từ ngày tham gia khảo sát). Trong trường hợp này, 77% người được hỏi nói rằng họ đồng ý.

Tại sao thời gian lại chi phối nhiều đến phản hồi của người tham gia khảo sát như vậy?

Từ kết quả đó, một khảo sát nhỏ có thể nói lên rất nhiều về lý do tại sao chúng ta thường xuyên trì hoãn những việc chúng ta biết mình nên làm.

Chiến thuật ghim giấy dành cho những kẻ thích trì hoãn: Không sửa nhanh cả đời ì ạch, sướng miệng đặt nhiều mục tiêu mà 1 năm vẫn không thực hiện được gì - Ảnh 1.

Tại sao chúng ta trì hoãn: Bạn của hiện tại VS Bạn của tương lai

Chúng ta có xu hướng quan tâm nhiều đến con người ở hiện tại và không quan tâm đủ đến bản thân mình trong tương lai. Chúng ta thích hưởng thụ ngay lập tức những lợi ích trước mắt, đặc biệt khi cái giá phải trả cho những lựa chọn sai lầm của mỗi người phải đợi thời gian trả lời.

Ví dụ:

– Lợi ích của việc ăn một chiếc bánh donut thấy ngay lập tức (cơn thèm ngọt được thoả mãn) còn cái giá của việc bỏ tập luyện chỉ thể hiện khi bạn không đến phòng tập hàng tháng trời.

– Lợi ích của việc tiêu tiền thì thấy ngay (mua một chiếc Iphone mới) còn cái giá của việc không dành dụm cho tuổi nghỉ hưu chỉ thấy sau mấy chục năm nữa khi người ta đã già.

– Lợi ích của việc sử dụng thả cửa nhiên liệu hoá thạch thấy được ngay (nhiều năng lượng, nhiều nhiệt, nhiều điện hơn) nhưng cái giá của biến đổi khí hậu sẽ không thể hiện ngay mà phải sau nhiều năm thiên nhiên bị khai thác và tàn phá điêu tàn.

Tuy nhiên, khi chúng ta xem xét những vấn đề trên phương diện dài hạn, lựa chọn của chúng ta thường thay đổi. Trong một năm, bạn có muốn bị thừa cân và ngày ngày ăn donut hay được khoẻ mạnh và tập thể dục thường xuyên? Nói chuyện lâu dài thì lựa chọn khá dễ dàng, nhưng lúc cần đưa ra quyết định trong hôm nay, tại thời điểm này, chúng ta giảm sâu những chi phí trong dài hạn và coi trọng lợi ích trước mắt của những thói quen thiếu lành mạnh.

Các nhà kinh tế nghiên cứu hành vi gọi đây là “mâu thuẫn về thời gian” vì khi chúng ta nghĩ về tương lai, chúng ta muốn những phương án đem lại lợi ích dài hạn (“Mình sẽ tiết kiệm nhiều hơn!”) nhưng khi nghĩ về ngày hôm nay, chúng ta lựa chọn những phương án đem lại lợi ích ngắn hạn (“Mình phải tiêu tiền ngay bây giờ.”).

Tôi gọi đây là vấn đề Bạn của hiện tại VS Bạn của tương lai. Bạn của tương lai biết mình cần làm những việc đem lại lợi ích tốt nhất về mặt dài hạn còn Bạn của hiện tại có xu hướng đề cao những việc có thể đem lại lợi ích trước mắt ngay tức thì.

Vậy là chúng ta đã biết nguyên nhân tại sao chúng ta hay trì hoãn. Chúng ta có thể làm gì để giải quyết vấn đề này?

Chiến thuật ghim giấy dành cho những kẻ thích trì hoãn: Không sửa nhanh cả đời ì ạch, sướng miệng đặt nhiều mục tiêu mà 1 năm vẫn không thực hiện được gì - Ảnh 2.

Giải pháp cho sự mâu thuẫn

Nếu bạn muốn chống lại sự trì hoãn trong con người mình, bạn phải tìm cách khiến cho những hành vi của bạn ở hiện tại có lợi ích cho con người bạn ở tương lai.

Bạn có ba phương án để lựa chọn:

1. Làm cho lợi ích của những thói quen mang tính dài hạn được bộc lộ sớm và thường xuyên hơn.

2. Làm cho cái giá phải trả của việc trì hoãn thể hiện ra ngoài sớm hơn.

3. Loại bỏ các nhân tố khiến bạn trì hoãn ra khỏi môi trường sống.

Và giờ hãy nghiên cứu cụ thể lần lượt từng phương án.

1. Làm cho lợi ích của những thói quen mang tính dài hạn được bộc lộ sớm và thường xuyên hơn

Lý do chúng ta trì hoãn là vì bộ não muốn những lợi ích có được ngay tức thì. Nếu bạn biết cách làm cho lợi ích của những lựa chọn tốt về mặt lâu dài xuất hiện sớm hơn, bạn cũng dễ tránh được việc trì hoãn hơn. Một cách để thực hiện điều này là hình dung ra những lợi ích mà bạn sẽ nhận được trong tương lai. Tưởng tượng xem bạn sẽ thế nào nếu mất đi cả chục triệu đồng khi mùa hè đến gần, gia đình bạn đang lên kế hoạch đi nghỉ mát nhưng không may một thành viên trong nhà phải vào bệnh viện. Nghĩ về việc tại sao tiết kiệm tiền ngay từ bây giờ lại quan trọng với tương lai của bạn. Hãy đưa những lợi ích sau này về thời điểm hiện tại trong tâm trí của bạn.

Chiến thuật ghim giấy dành cho những kẻ thích trì hoãn: Không sửa nhanh cả đời ì ạch, sướng miệng đặt nhiều mục tiêu mà 1 năm vẫn không thực hiện được gì - Ảnh 3.

2. Làm cho cái giá phải trả của việc trì hoãn thể hiện ra ngoài sớm hơn

Có nhiều cách để bắt bản thân phải trả giá cho việc trì hoãn sớm hơn thay vì sau này. Chẳng hạn, nếu bạn đi tập một mình, bỏ tập một buổi vào tuần sau không ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn lắm. Sức khoẻ sẽ không báo động khẩn ngay lập tức vì bạn bỏ một buổi tập. Việc trì hoãn rèn luyện sức khoẻ chỉ trả giá bằng bệnh tật sau hàng tuần, hàng tháng bạn lười biếng. Tuy nhiên, nếu bạn đã hứa hẹn với một người bạn thân cùng nhau đi tập vào 7 giờ sáng thứ hai tuần sau thì bạn sẽ phải trả giá cho việc bỏ tập sớm hơn nhiều. Bạn cứ nghỉ tập đi, rồi bạn sẽ trở thành kẻ thất hứa trong mắt đứa bạn.

Sau đây là một số cách khác để việc trì hoãn phải trả giá đắt hơn:

– Đặt ra deadline công khai cho nhiệm vụ của bạn. (“Mình sẽ ra một bài đăng mới mỗi thứ hai hàng tuần.”)

– Cược thật đắt vào hành vi của bạn. (“Mỗi buổi mình bỏ tập, mình sẽ đưa cho đứa bạn 500 nghìn.”)

– Đặt ra hình phạt thể chất cho sự trì hoãn. (“Với mỗi cái bát chưa rửa ngâm trong bồn rửa bát, mình phải chống đẩy 25 cái.”)

3. Loại bỏ các nhân tố khiến bạn trì hoãn ra khỏi môi trường sống

Cách hiệu quả nhất để thay đổi thói quen là thay đổi môi trường sống trước. Không cần bằng chứng dài dòng để chứng minh cho nhận định này. Trong những tình huống bình thường, bạn sẽ thích ăn một chiếc bánh quy hơn là ăn rau. Nếu ở nhà bạn không có bánh quy thì sao? Bạn sẽ dễ dàng đưa ra lựa chọn đúng đắn nếu bạn có nhiều phương án tốt quanh mình hơn. Hãy loại bỏ những tác nhân làm bạn phân tâm và tạo một môi trường sống với những sự lựa chọn thông minh hơn.

Chiến thuật ghim giấy dành cho những kẻ thích trì hoãn: Không sửa nhanh cả đời ì ạch, sướng miệng đặt nhiều mục tiêu mà 1 năm vẫn không thực hiện được gì - Ảnh 4.

Còn nếu bạn muốn tiến thêm một bước xa hơn, bạn nên thêm vào môi trường của mình những nhân tố giúp bạn rèn luyện một thói quen lành mạnh. Bạn có thể dành chút thời gian đọc chiến thuật ghim giấy sau đây như một gợi ý:

Năm 1993, một ngân hàng ở Abbotsford, Canada tuyển một nhân viên môi giới chứng khoán 23 tuổi tên Trent Dyrasmid vào làm việc. Abbotsford thời đó là một vùng ngoại ô nhỏ ven Vancouver, nơi diễn ra hầu hết các thương vụ mua bán lớn bấy giờ. Ở một nơi như vậy, cùng với việc Dyrasmid mới là tân binh, không ai kỳ vọng nhiều vào cậu ấy. Vậy nhưng người thanh niên đó đã tiến những bước rất xa nhờ một thói quen thường ngày đơn giản.

Chiến thuật ghim giấy

Dyrasmid bắt đầu mỗi ngày với hai chiếc hũ trên bàn làm việc. Một hũ chứa đầy 120 chiếc ghim giấy, cái còn lại trống không. Khi đã yên vị ở góc làm việc, cậu sẽ bắt đầu gọi một cuộc điện thoại chào hàng. Ngay lập tức sau đó, Dyrasmid lấy một ghim giấy từ hũ đầy thả vào chiếc hũ trống không và công việc cứ lặp lại theo trình tự như vậy. “Mỗi sáng tôi đều bắt đầu với 120 chiếc ghim giấy trong một chiếc hũ đầy, tôi quay số điện thoại liên tục cho đến khi chuyển hết chỗ ghim đó sang chiếc hũ còn lại,” Dyrasmid chia sẻ.

Trong vòng 18 tháng, Dyrasmid đem về 5 triệu USD cho công ty. Bước sang tuổi 24, trung bình một năm cậu kiếm được 75 nghìn USD – tương đương 125 nghìn USD bây giờ. Không lâu sau đó, Dyrasmid nhận lời mời làm việc ở một công ty khác với mức lương 6 chữ số.

Thói quen tốt được duy trì VS Thói quen thất bại

Khi tôi hỏi Dyrasmid về thói quen của anh ấy, anh ấy chỉ nói: “Tôi bắt đầu gọi điện vào 8 giờ sáng mỗi ngày. Trong lúc đó tôi không bao giờ theo dõi giá cổ phiếu hay điều tra thống kê. Tôi cũng không tranh thủ đọc báo. Nếu có tin gì thật sự quan trọng, nó sẽ được truyền đến tôi theo một cách khác.”

Câu chuyện của Trent Dyrasmid là minh chứng cho một sự thật đơn giản: Thành công thường là kết quả của việc kiên trì theo đuổi những nguyên tắc cơ bản hết lần này đến lần khác.

Hãy so sánh câu chuyện của Trent với tình trạng mà các bạn và tôi thường gặp. Chúng ta muốn mình kiên trì với việc tập luyện nhưng luôn cảm thấy khó khăn khi đến phòng gym. Chúng ta biết mình nên ăn uống khoa học hơn, đọc nhiều sách hơn nhưng không tìm thấy động lực để thực hiện những dự định đó. Chúng ta khao khát đạt được mục tiêu nhưng vẫn trì hoãn bắt tay vào hành động.

Chiến thuật ghim giấy dành cho những kẻ thích trì hoãn: Không sửa nhanh cả đời ì ạch, sướng miệng đặt nhiều mục tiêu mà 1 năm vẫn không thực hiện được gì - Ảnh 5.

Sức mạnh của dấu hiệu thành công bằng trực quan

Tôi tin chiến thuật ghim giấy hiệu quả vì nó tạo động lực một cách trực quan khích lệ bạn duy trì thói quen với sự quyết tâm hơn nữa. Tôi đã nghe chuyện về những người áp dụng chiến thuật này theo nhiều hình thức khác nhau. Một tác giả chuyển một chiếc cặp tóc từ chiếc hộp này sang hộp khác sau mỗi một trang sách cô ấy viết được. Một người đàn ông thả một viên bi từ chiếc lọ này sang chiếc lọ khác sau mỗi lần anh ấy hoàn thành một hiệp chống đẩy.

Sự tiến bộ làm người ta thoả mãn và những thước đo trực quan như việc chuyển ghim giấy, cặp tóc, viên bi thể hiện bằng chứng rõ ràng cho những cố gắng của bạn. Kết quả là bạn duy trì thói quen tốt hơn, những việc bạn làm cũng thấy được thành quả sớm và thường xuyên hơn.

Tạo một phiên bản chiến thuật ghim giấy cho chính bạn

Có vô số cách để bạn áp dụng chiến thuật ghim giấy vào việc thực hiện mục tiêu của mình:

– Bạn dự định sẽ chống đẩy 100 cái mỗi ngày. Chuẩn bị 10 chiếc ghim giấy, chuyển một ghim từ hũ này sang hũ khác sau mỗi lần bạn hạ người xuống và lặp lại 10 lần mỗi hiệp 10 cái chống đẩy trong ngày.

– Bạn cần gửi 25 mail chào hàng mỗi ngày. Chuẩn bị 25 chiếc ghim giấy và chuyển ghim sang lọ khác sau mỗi lần bạn nhấn nút “gửi”.

– Bạn muốn uống 8 cốc nước mỗi ngày. Chuẩn bị 8 chiếc ghim giấy và chuyển ghim mỗi khi bạn uống hết một cốc nước.

– Bạn không nhớ mình đã uống thuốc đủ ba lần mỗi ngày chưa. Chuẩn bị 3 chiếc ghim giấy và bỏ ghim vào lọ mỗi lần bạn uống thuốc.

Chiến thuật ghim giấy dành cho những kẻ thích trì hoãn: Không sửa nhanh cả đời ì ạch, sướng miệng đặt nhiều mục tiêu mà 1 năm vẫn không thực hiện được gì - Ảnh 6.

Để thực hiện được chiến thuật, bạn chỉ cần một vài công cụ sau:

– 1 hộp ghim giấy.

– 2 hũ đựng ghim giấy.

– Rèn luyện thói quen và chuyển những chiếc ghim giấy từ hũ này sang hũ khác.

Trent Dyrasmid ý thức được rằng thành công trong lĩnh vực của anh ấy phụ thuộc vào một nhiệm vụ cốt lõi: gọi được càng nhiều cuộc điện thoại chào hàng càng tốt. Anh ấy khám phá ra rằng việc thuần thục những nguyên tắc cơ bản chính là chìa khoá thành công.

Những mục tiêu của bạn cũng như vậy. Không có công thức chung cho một mũi tên bí mật. Thói quen tốt chính là vũ khí bí mật bạn cần trang bị để đạt được mục tiêu đã đề ra.